Chứng khoán

Cơ hội đầu tư cổ phiếu bất động sản 2019

Như Mai Thứ Bảy | 01/12/2018 19:57

Vietnambiz

Ngành bất động sản đang tìm kiếm nguồn vốn khác cho các dự án trong bối cảnh tín dụng ngân hàng bị hạn chế.
Vietnambiz

Ngày 30.11, CTCP Chứng khoán KIS phối hợp với tờ Thương gia đã tổ chức hội thảo “Tiềm năng và cơ hội đầu tư cổ phiếu bất động sản”.

Quy mô thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam hiện nay vào khoảng 25 tỷ USD, trong khi tổng dư nợ đã lên đến gần 20 tỷ USD (tương đương hơn 450.000 tỷ VND, tính đến cuối năm 2017), chiếm hơn 6,5% tổng dư nợ của nền kinh tế và chiếm khoảng 15,5% tổng dư nợ của toàn hệ thống ngân hàng và 80% nguồn vốn chảy vào bất động sản. Trong khi ở các nước khác, tỷ lệ này vào khoảng 35%. Tiến sĩ Bùi Quang Tín nhận định điều này cho thấy cơ cấu vốn đầu tư vào thị trường bất động sản còn bất cập, tiềm ẩn nhiều rủi ro đặc biệt là khi Nhà nước đưa ra các chính sách hạn chế dòng tiền chảy vào bất động sản như hiện nay.

Co hoi dau tu co phieu bat dong san 2019
 

Quy định về vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn giảm từ 45% xuống 40%: theo TT19/2017/NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của TT36/2014 về tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn xuống 40% vào 1/1/2019, đồng thời tăng hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay bất động sản từ mức 150% lên 200%. Tín dụng nhiều khả năng sẽ duy trì thấp hơn so với giai đoạn 2015-2017.

Điều này đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp bất động sản là phải tìm các đa dạng hóa nguồn vốn cho các dự án của mình. Thực tế, từ cuối 2017, có khoảng 60 doanh nghiệp BĐS niêm yết trên TTCK. Đây được xem là kênh tìm vốn hợp lý, bởi nguồn vốn cho BĐS thường lớn và dài hạn.

Ngoài ra, một nguồn vốn khác cho thị trường BĐS là đến từ các nhà đầu tư nước ngoài. Vốn FDI vào bất động sản Việt Nam trong ba năm gần đây (2015-2017) không ngừng tăng so với giai đoạn giảm liên tiếp 2010-2013 và phần lớn vốn được triển khai vào các dự án.

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2018, FDI đổ vào bất động sản đã chiếm hơn 1/4 tổng vốn đầu tư FDI đăng ký vào Việt Nam. Với lượng vốn này, bất động sản là lĩnh vực hút vốn ngoại lớn thứ 2, chỉ sau công nghiệp chế biến, chế tạo. So với cả năm 2017, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào bất động sản chỉ ở mức 3 tỷ USD thì năm nay, chỉ trong 6 tháng, nguồn vốn này đổ vào Việt Nam đã đạt hơn 5,5 tỷ USD. Đáng chú ý, lĩnh vực này cũng bắt đầu xuất hiện những dự án tỷ USD. Trong đó, các dự án bất động sản được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm không chỉ dồn vào các dự án khách sạn, nghỉ dưỡng như trước đây, mà còn phát triển cả các dự án nhà ở và hạ tầng đô thị.

Nguồn vốn FDI cam kết vào lĩnh vực BĐS tiếp tục có chiều hướng tăng cao trong thời gian tới và khá đa dạng, từ phát triển nhà ở đến sản xuất công nghiệp, bán lẻ, văn phòng và du lịch.

Co hoi dau tu co phieu bat dong san 2019
 

Quay trở lại các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam, Ông Trương Hiền Phương, Giám đốc Môi giới Công ty CP Chứng khoán KIS Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM, nhận định các doanh nghiệp bất động sản ngày càng gia tăng được tiềm lực của mình. Tỷ trọng nguồn vốn của các công ty đã cân bằng hơn. Lợi nhuận và vốn được tái đầu tư cho các dự án mới.

Co hoi dau tu co phieu bat dong san 2019
 

Bên cạnh đó, doanh thu và lợi nhuận, cùng với các chỉ số tài chính của các doanh nghiệp BĐS niêm yết ngày càng cải thiệu từ năm 2012 trở đi.

Một điểm đáng lưu ý là chỉ số PE của các doanh nghiệp đều rơi về vùng hấp dẫn nếu lấy lức 15 lần làm chuẩn. Trên sàn niêm yết, đa số cổ phiếu các doanh nghiệp đều có mức PE thấp hơn mốc 15.

Co hoi dau tu co phieu bat dong san 2019
 

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày