Công Nghệ

AI tạo sinh đang góp phần gia tăng tội phạm mạng

Nguyên Hồ Thứ Tư | 31/01/2024 18:18

Điều này cũng tạo ra nhiều khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc xác định và truy bắt tội phạm. Ảnh: Getty Images.

Những nỗ lực đa phương nhằm đảm bảo AI được sử dụng một cách an toàn đang ngày càng trở nên cấp bách và cần thiết.
Điều này cũng tạo ra nhiều khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc xác định và truy bắt tội phạm. Ảnh: Getty Images.

Vào tháng 5, Giám đốc điều hành một chi nhánh nước ngoài của một công ty Nhật Bản đã nhận được email có nội dung: "Chúng tôi cần sự trợ giúp của bạn vì đang trong giai đoạn cuối thu mua tài sản". Người gửi tự nhận là chủ tịch công ty Nhật Bản.

Nối tiếp email là cuộc điện thoại từ một "giám đốc điều hành cấp cao" nói rằng: "Chúng tôi liên hệ để tiếp tục làm việc về vấn đề đã đề cập trước đó". Khi vị CEO nghi ngờ và chỉ ra người ở đầu dây bên kia đang nói dối, họ đã cúp máy.

Sau đó, vị CEO đã thông báo cho Cơ quan Xúc tiến Công nghệ Thông tin, chuyên về bảo mật CNTT ở Nhật Bản, đơn vị này kết luận rằng vụ việc là một nỗ lực lừa đảo. Giọng của người gọi nghe giống với giọng của người mà họ tự xưng, nhưng thực chất được tổng hợp bởi trí tuệ nhân tạo (AI), và AI cũng là thứ đã tạo ra email trước đó.

AI tạo sinh ngày càng bị lạm dụng, với số vụ lừa đảo liên quan đến kinh doanh trong nửa đầu năm 2023 tăng gấp đôi so với một năm trước đó và nhu cầu đối với các biện pháp chống lại mặt tối của công nghệ ngày càng trở nên cấp bách.

Số vụ lừa đảo thông qua email được tạo bởi AI đang ngày càng tăng. Số lượng mail kinh doanh lừa đảo trên mỗi 1.000 hộp thư mỗi tuần.
Số vụ lừa đảo thông qua email được tạo bởi AI đang ngày càng tăng. Với 1.000 hộp thư thì sẽ có trung bình 2,5 email lừa đảo mỗi tuần.

Theo Abnormal Security, một nền tảng bảo mật email của Mỹ, số lượng email doanh nghiệp lừa đảo trong nửa đầu năm 2023 đã tăng 89% trên toàn cầu so với cùng kỳ năm trước. Với 1.000 hộp thư thì sẽ có trung bình 2,5 email lừa đảo mỗi tuần, tốc độ tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với mức 46% của cùng kỳ năm 2022.

Theo Cơ quan Cảnh sát Quốc gia, tại Nhật Bản, đã có 2.322 giao dịch chuyển tiền không xác định thông qua ngân hàng trực tuyến trong sáu tháng đầu năm 2023, tăng 16 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với tổng trị giá lên đến 3 tỉ yên (21 triệu USD), lượng kiều hối không xác định đã thiết lập kỷ lục mới cả về số lượng và giá trị. Một trong những nguyên nhân chính được cho là tội phạm đã sử dụng AI để tạo các trang web giả mạo nhằm đánh cắp mật khẩu và thông tin thẻ tín dụng, dẫn đến giao dịch chuyển tiền không xác định. Điều này cũng tạo ra nhiều khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc xác định và truy bắt tội phạm.

Chat GPT của OpenAI ra mắt vào tháng 11/2022, mở ra kỷ nguyên AI tạo sinh. Mặc dù ông nghệ này đã hỗ trợ người dùng làm việc hiệu quả hơn, nhưng nó cũng đang được sử dụng cho các mục đích bất chính, chẳng hạn như tự động tạo email và trang web giả mạo.

Ông Takashi Matsumoto, người phụ trách an ninh mạng tại công ty internet DeNA của Nhật Bản, đã thực hiện một thử nghiệm. Trong đó, ông để AI viết một email công việc với cách sử dụng từ ngữ y hệt người Nhật, đồng thời còn thiết lập được cả việc mật khẩu người dùng sẽ tự động bị thu thập khi họ mở tệp đính kèm

Ông Mike Britton, Giám đốc an ninh thông tin của Abnormal, cho biết các công cụ AI tạo sinh đang góp phần làm tăng số lượng các cuộc tấn công mạng. Những công cụ này tiếp tay cho tội phạm mạng tạo ra các cuộc tấn công email tinh vi dễ dàng hơn và không gặp bất kỳ khó khăn nào khi thực hiện trên quy mô lớn, loại bỏ cả các lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp, vốn là đặc trưng của các cuộc tấn công trong quá khứ, ông nói thêm.

 

Công nghệ mới cũng đang nâng cao đáng kể  "tính hiệu quả” của các vụ lừa đảo. Một thử nghiệm của IBM cho thấy 14% người bị lừa bởi email lừa đảo do con người tạo ra, trong khi tỷ lệ đối với email do AI tạo ra là 11%, có nghĩa là văn bản do con người tạo ra có sức thuyết phục hơn. Nhưng phải mất trung bình16 giờ để con người tạo ra email, so với chỉ 5 phút của AI.

Theo công ty nghiên cứu Statista của Đức, thị trường AI toàn cầu dự kiến ​​sẽ tăng lên 207 tỉ USD vào năm 2030, tăng gần 5 lần so với năm 2023.

Nhưng những nỗ lực nhằm ngăn chặn việc lạm dụng trí tuệ nhân tạo mới chỉ được tiến hành. Nhóm 7 nền kinh tế tiên tiến và Liên minh châu Âu đã liên tiếp đồng ý vào tháng 12 để xây dựng các quy tắc AI toàn diện, bao gồm cả những quy định nhằm ngăn chặn sự lan truyền của thông tin giả mạo.

Những nỗ lực đa phương nhằm đảm bảo AI được sử dụng một cách an toàn đang trở nên cấp bách và cần thiết nếu muốn tận hưởng những lợi ích của công nghệ mới này.

Có thể bạn quan tâm: 

Thị trường việc làm đã không còn dễ dãi với người lao động Mỹ

Nguồn Nikkei Asia


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày