Công Nghệ

Smartphone thế hệ tiếp theo sẽ như thế nào?

Thứ Sáu | 12/07/2013 09:48

Các smartphone siêu khủng sắp tới bắt buộc phải có khả năng đem lại trải nghiệm đa nhiệm gần như hoàn hảo.
Ít nhất đã có Sony, LG, Nokia và Samsung tuyên bố sẽ sản xuất các smartphone sử dụng System-on-chip, gồm nhân xử lý (CPU) và nhân đồ họa (GPU) của Qualcomm. Tuy nhiên đối với Nokia, có lẽ phải đến phiên bản hệ điều hành Windows Phone 8.1 thì mọi tính năng phần cứng của Snapdragon 800 mới được hỗ trợ. Ngoài ra cả Android Key Lime Pie 5.0 cũng được cho là tận dụng sức mạnh của Snapdragon 800 tốt hơn các phiên bản trước.

Về thông số kỹ thuật, CPU sẽ có tốc độ 2GHz hoặc cao hơn, RAM LP-DDR3 2GB hoặc 3GB, bộ nhớ trong 64GB và cao hơn, WiFi AC, Bluetooth 4.0, USB 3.0, đài FM, hỗ trợ cảm biến camera độ phân giải tối đa 55MP. Ngoài ra công nghệ Quick Charge 2.0 cũng có mặt, cho phép người dùng tiết kiệm thời gian sạc đến 75%. Chuẩn kết nối 4G LTE và các chuẩn thấp hơn cũng là điều bắt buộc đối với các smartphone tương lai này.

Một bộ phận quan trọng nữa là GPU. Adreno 330 nhanh hơn 50% so với thế hệ trước đó, hỗ trợ màn hình độ phân giải tối đa 2560 x 2048 pixel, Miracast 1080p, quay/xem phim Ultra HD, DTS-HD và Dolby Digital Plus cũng như có khả năng thực hiện các tác vụ theo cử chỉ người dùng.

snapdragon 800

Tất cả các smartphone sử dụng Snapdragon 800 sẽ có sức mạnh như trên nhưng thay đổi tùy thuộc vào nhà sản xuất và mức độ tùy biến của họ đối với hệ điều hành Android hay Windows Phone.

Đa nhiệm: từng lõi sẽ đảm nhân các tác vụ riêng hoặc kết hợp với nhau để xử lý. Các lõi có thể chạy ở các tốc độ khác nhau để giúp cải thiện thời lượng pin.

Hiển thị: chắc chắn sẽ được cải tiến nhưng nhìn chung màn hình Full HD 1080p sẽ thống trị trong một thời gian dài do giá thành của màn hình Ultra HD quá cao. Tuy nhiên smartphone tương lai có thể hỗ trợ màn hình 4K gắn ngoài.

Camera: có tối đa 3 cảm biến được hỗ trợ với 2 cảm biến ở mặt sau, độ phân giải cao hơn cần đến tính năng zoom quang.

Vi xử lý sóng kỹ thuật số: một vi xử lý mới sẽ mang lại nhiều tính năng âm thanh hơn, nhưng quan trọng là tiêu thụ ít điện năng hơn khi nghe nhạc.

Nhận diện giọng nói và cử chỉ: phải cần đến sức mạnh của những chipset như hiện nay tính năng này mới có thể hoạt động trơn tru.

Nguồn VnReview


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày