Kinh Doanh

Đề xuất chia lại miếng bánh, phấp phỏng SCIC

Thứ Ba | 29/10/2013 06:59

Nếu chỉ còn giữ vai trò thu hộ cổ tức cho NSNN, SCIC sẽ hạch toán kết quả kinh doanh thế nào khi phần lớn nguồn thu hiện từ cổ tức.

Phiên thảo luận Quốc hội thứ 6, ngày 26/10 vừa qua nóng lên về vấn đề chi tiêu ngânsách và việc làm sao chia lại "miếng bánh" vốn đã bị thu nhỏ lại nhiều do tình hình kinh tế khókhăn chung.

Trong hoàn cảnh này, Uỷ ban Tài chính - Ngân sách (UBTCNS) đã nhất trí với Chính phủbáo cáo Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc điều chỉnh, nâng mức bội chi đã được Quốc hội quyếtđịnh từ 4,8% GDP lên 5,3%GDP.

Trước bối cảnh trên, dễ hiểu khi hai ông lớn bị "điểm mặt" tại phiên thảo luận Quốchội cũng như trước khi cả kỳ họp diễn ra là SCIC và PVN. Trong đó, đáng lưu ý là trường hợp " siêutổng công ty" SCIC, khi đang thay mặt nhà nước quản lý phần vốn khổng lồ tại các DNNN.

Theo đó UBTCNS và Chính phủ nhất trí báo cáo Quốc hội thu cổ tức của các Doanh nghiệpNhà nước (DNNN) chưa nộp tập trung vào SCIC. Nghĩa là trong trường hợp này, SCIC có chăng chỉ làđơn vị thu hộ phần cổ tức này cho nhà nước. Nên lưu ý, trước khi kỳ họp Quốc hội diễn ra, báo TuổiTrẻ đã có bài đăng làm nóng dư luận, khi cho rằng "nhà nước đã bỏ quên cổ tức nghìn tỷ" với con sốước tính tới gần 2 tỷ USD.Đây là con số theo ông ông Bùi Văn Dũng - trưởng ban cải cách vàphát triển doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), với số liệu tổng vốnđầu tư nhà nước vào các DNNN đã được công bố vào khoảng 700.000 tỷ đồng, và các doanh nghiệp làm ănkhó khăn cũng có thể cho lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu từ 5%-7%.

Hơn nữa, một vấn đề SCIC sẽ phải rất chú ý, đó là, ngoài đề xuất trên, một số ý kiếncòn cho rằng nên thu cổ tức đối với tất cả DNNN đã cổ phần hóa (nghĩa là đã nộp vào SCIC). Thậmchí, theo TS. Trần Du Lịch (Phó trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM) còn nên điều tiết thêm tiền gửi ngân hàngcủa SCIC về ngân sách.

Theo số liệu báo cáo năm 2012, SCIC thu được 1.568 tỷ đồng lãi tiền gửi ngân hàng, ghinhận dưới dạng doanh thu tài chính, và 2.151 tỷ đồng doanh thu cổ tức, trong đó, riêng "bò sữa"Vinamilk chiếm gần một nửa. Cổ tức và tiền gửi tiết kiệm đóng góp 96% nguồn thu của SCIC năm2012.

Ngày 27/09, SCIC đã tổ chức hội nghị đại diện vốn nhà nước và cập nhập một số kết quảkinh doanh cơ bản, cụ thể: tổng doanh thu 06 tháng đầu năm 2013 đạt 2.400 tỷ đồng, tăng 18% so vớicùng kỳ năm trước, lợi nhuận sau thuế 06 tháng đầu năm đạt 1.959 tỷ đồng, tăng 17.2% so với cùng kỳ2012 và đạt trên 50% kế hoạch, tại ngày 30/06/2013, tổng tài sản đạt 69.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, nếu theo phương án thứ hai như các ý kiến đề xuất, không biết liệu SCIC sẽ báo cáo kếtquả kinh doanh ra sao khi SCIC cũng chỉ đi thu hộ, tức những chú "bò sữa" như Vinamilk chỉ đi nhờcon đường mang tên SCIC mà thôi?

Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban tài chính- ngân sách (UB TCNS) trước Quốc hội và được các đại biểu tham gia thảo luận thì sau nhiều năm vượtthu, 2013 là năm đầu tiên mà số thu NSNN ước tính cả năm không đạt dự toán thu cân đối ngân sách.Ước thu cân đối NSNN chỉ đạt 92,2% so với dự toán, tức hụt thu tới 63.330 tỷ đồng. Các nguồn thuđều khó khăn, như: thu về từ hoạt động xuất nhập khẩu chỉ đạt 84,6% so với dự toán, tuy nhiên sốliệu này còn chưa tính đủ số hoàn thuế giá trị gia tăng; thu từ nội địa giảm mạnh do tăng trưởngkinh tế không đạt kế hoạch…Ngoài ra việc thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn một số khoản thutheo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và theo một số luật thuế cũng làm giảm khoảng 16.600 tỷđồng cho ngân sách.

Nguồn CafeF


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày