Kinh Doanh

EuroCham cảnh báo Việt Nam có thể toàn xe nhập từ 2018

Thứ Năm | 14/11/2013 11:35

Từ nay đến 2018, ngành lắp ráp ôtô trong nước có khả năng chỉ đạt tăng trưởng 3%/năm do phải cạnh tranh với dòng xe nhập khi thuế nhập khẩu giảm dần.
Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (Euro Cham) vừa công bố sáng 12/11, 800 doanh nghiệpchâu Âu tại Việt Nam đặc biệt lo ngại cho sự phát triển của ngành Công nghiệp ô tô trong nước vàthủ tục hành chính khi nhập xe về VN.

Ngày 11/11, EuroCham đã phát hành Sách trắng 2014 về Thương mại/Đầu tư và các khuyến nghị(White book of Trade/Investment Issues and Recommendations). Cuốn sách hằng năm lần thứ 6 này cungcấp cái nhìn toàn cảnh về môi trường kinh doanh và nền kinh tế Việt Nam, dưới con mắt của cộng đồnggần 800 doanh nghiệp châu Âu.

Đề cập đến lĩnh vực ôtô, cuốn sách cho biết dù Chính phủ đã yêu cầu giảm phí trước bạ xuốngcòn 10% nhưng thị trường năm nay cũng chỉ đạt khoảng 110 nghìn xe (gồm xe con và xe thương mại, cảloại lắp ráp lẫn nhập nguyên chiếc), tương đương với năm 2007. Trong 4 năm tiếp theo, sức tăngtrưởng của ngành lắp ráp ôtô trong nước có khả năng chỉ đạt 3%/năm, do đối mặt với làn sóng xe nhậpkhẩu từ các quốc gia ASEAN và các nước thành viên của Hiệp định hợp tác kinh tế như: Nhật, Hàn vàTrung Quốc. Theo thoả thuận gia nhập AFTA, thuế nhập khẩu ôtô vào năm tới sẽ được giảm xuống còn50%, 2015 là 35%, 2016 là 20%, 2017 là 10% trước khi xoá bỏ hoàn toàn vào năm 2018.

Mặc dù "tế nhị" không đề cập tới tình hình kể từ năm 2018, nhưng EuroCham khẳng định cắt giảmthuế nhập khẩu xe đe doạ ngành công nghiệp ôtô trong nước và lấy ví dụ về dòng xe bán tải. Theo đó,việc giảm thuế nhập xe bán tải từ các nước ASEAN còn 15% đã đủ khiến tất cả các hãng ôtô đang lắpráp dòng xe này trong nước từ bỏ dây chuyền, chuyển sang nhập khẩu nguyên chiếc từ TháiLan.

"Phát triển công nghiệp ôtô phụ thuộc chính sách chung và không thể nhanh chóng thực hiện đượcnếu như nhìn vào vấn đề đào tạo, nhiều người chọn học kế toán hơn là kỹ thuật", Preben Hjortlunch,Chủ tịch EuroCham, phát biểu trong cuốn sách. "Ưu đãi dòng xe đạt tỷ lệ nội địa hóa 40% có ý nghĩathực tiễn với sản xuất ôtô ở Việt Nam, giúp đạt mục tiêu nội địa hóa cụ thể trong thời gian ngắn,nếu không sẽ phải chờ đợi thêm nhiều thời gian nữa hoặc không đạt được gì cả".

Đồng tình với ý kiến này, ông Michael Behrens - Trưởng nhóm các doanh nghiệp ôtô châu Âu tạiViệt Nam - cho biết lĩnh vực lắp ráp ôtô trong nước tạo 53.000 việc làm cho người lao động, nhưngngười tiêu dùng vẫn còn e ngại sản phẩm trong nước. Để các nhà lắp ráp trong nước phát triển, haythậm chí là có thể tồn tại, nên hỗ trợ để sản xuất các loại ôtô có tỷ lệ nội địa hóa 40% - đủ điềukiện hưởng chính sách thuế có lợi trong khối ASEAN. Ông Behrens, người cũng đang là Tổng giám đốcMercedes-Benz Việt Nam, cho rằng các sản phẩm này nên được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu và tiêu thụđặc biệt, trong giai đoạn 2014-2018 để cho ngành lắp ráp có thời gian định hình, cơ cấu và củng cốvị thế trên thị trường.

Trên thực tế, các kiến nghị và nguy cơ được nêu ra không mới. Dường như EuroCham cũng như cáctổ chức khác đều có cùng một kết luận rằng ngành lắp ráp ôtô trong nước đã đến hồi cáo chung. Tuynhiên, một thị trường ôtô lành mạnh, phát triển với lượng tiêu thụ gấp 5-6 lần hiện nay hoàn toàncó thể là động lực thúc đẩy cho cả kinh tế nếu được vận dụng đúng đắn.

Và cũng đừng lo, cái mất đi là ngành công nghiệp ôtô với dây chuyền cơ khí kiểu cũ. Trong khiđó, thế giới đang biến chuyển rất nhanh, xe hơi cũng đang chuyển sang công nghệ động lực điện vàđiều khiển điện tử làm thay việc của người lái, đang là xu hướng. Những gì thế hệ hiện nay trôngđợi nhưng chưa được tận hưởng có thể là cơ hội cho tương lai. Chỉ có điều, nền móng của một xã hộitốt đẹp hơn cần phải xây dựng ngay từ bây giờ.
Theo SongMoi

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày