Kinh Doanh

Lix: Chiến lược song song

Minh Anh Thứ Năm | 11/04/2019 14:09

Lix đang đẩy mạnh sản phẩm vào các hệ thống siêu thị và xuất khẩu. Nguồn ảnh:vtc.vn

Mặc dù phải cạnh tranh gay gắt với các “đại gia ngoại” nhưng Lix vẫn sống khá tốt nhờ chiến lược đi song song.
Lix đang đẩy mạnh sản phẩm vào các hệ thống siêu thị và xuất khẩu. Nguồn ảnh:vtc.vn

Cụ thể, Công ty vẫn tiếp tục đẩy mạnh sản phẩm thương hiệu Lix ra thị trường, đồng thời tiếp tục ký hợp đồng gia công sản phẩm và sản xuất nhãn hàng riêng cho “đối tác”.

Thị trường còn cửa cho Lix

Bắt đầu cổ phần hoá vào 2003, Công ty Cổ phần Bột giặt Lix (HoSE: Lix) gặp khó khăn trong thời gian đầu.

Sau đó, Lix chấp nhận gia công cho Unilever với hợp đồng từ năm 2013 đến 2019 để tăng doanh thu. Tình hình doanh thu của công ty này đà cải thiện nhanh chóng, doanh thu của Lix trong năm 2013 đạt 1.500 tỉ đồng, lợi nhuận trên 90 tỉ đồng. Đến 2018, doanh thu công ty đạt 2.300 tỉ đồng, lợi nhuận gấp đôi với 187 tỉ đồng.

Thực tế, Lix đã bám vào chiếc phao gia công để tăng doanh thu nhưng doanh thu đến từ gia công chỉ chiếm tỉ trọng 4%. Vì vậy, công ty này đã quyết tâm đẩy mạnh sản phẩm thương hiệu Lix ra thị trường và định vị ở phân khúc trung với giá thấp hơn.

Hiện nay, năm 2018 có 75% doanh thu đến từ phân phối sản phẩm mang thương hiệu Lix và thị trường xuất khẩu. Trong đó, xuất khẩu nhãn hàng riêng của các nhà phân phối chiếm tỉ trọng 15% tổng doanh thu. Trong đó, một số thị trường xuất khẩu chính như, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore, Phillipines, Hàn Quốc, Úc, Campuchia, Nam Phi và các nước châu Phi và các nước Trung Đông. Thị trường xuất khẩu hiện mang về doanh thu hơn 15 triệu USD/năm cho Lix.

Mặc dù kênh bán hàng truyền thống năm nay giảm 2,17% nhưng kênh này hiện vẫn giữ 43% doanh thu của Lix. Ngoài ra, Lix đang bán hàng trực tiếp cho các hệ thống siêu thị lớn như Co.op Mart, Big C, Mega Market, Lotte, Aeon, Vinmart, Satra, Emart, Simply mart, chiếm chiếm 28% doanh thu. Kênh siêu thị của Lix cũng đang tăng trưởng tốt. Theo đó, kênh này đã tăng hơn 20% trong năm 2018 vừa qua. Bên cạnh đó, Công ty cũng sản xuất nhãn hàng riêng cho Coop Mart, Big C, Mega Market, Vinmart, Lotte.

Hiện Công ty đang phát triển thêm mạng lưới bán hàng Horeca, trực tiếp đến các hệ thống nhà hàng, khách sạn, quán ăn... chiếm 2% doanh thu. Mặc dù doanh thu từ kênh này thấp nhưng so về tốc độ tăng trưởng thì kênh này đã tăng 44% so với năm 2017. Ông Cao Thành Tín, Tổng giám đốc của Lix từng chia sẻ với NCĐT “kênh online, nhà hàng, khách sạn rất tiềm năng”. Đó cũng là lý do vì sao Lix là công ty Hóa mỹ phẩm đầu tiên mở bán trên kênh online.

Lix: Chien luoc song song
 

Cuộc chiến hay sự thỏa hiệp?

Thị trường bột giặt hiện nay phải kể đến những cái tên Omo, Viso, Ariel, Tide, Viso, Ariel… đang chiếm lĩnh gần như hoàn toàn thị trường với tỉ lệ 80%. Chính vì vậy, Lix và một số công ty khác nằm trong khoảng 20% còn lại của thị trường.

Là một trong những công ty có vốn nhà nước chi phối, Lix sống khá tốt với doanh thu vẫn tăng đều. Lợi nhuận năm nay có chút giảm sút. Theo ông Cao Thành Tín, nguyên nhân là do giá dầu biến động kéo theo LAS, chất hoạt động bề mặt có nguồn gốc từ đầu mỏ tăng. Nguyên vật liệu LAS đang chiếm 85,8% nguyên vật liệu chính trong sản xuất nên biến động đầu vào sẽ tác động mạnh đến lợi nhuận của Lix.

Nắm bắt được xu hướng người tiêu dùng sử dụng máy giặt ngày càng phổ biến cùng thị hiếu người tiêu dùng đang dần chuyển sang sử dụng chất tẩy rửa dạng lỏng thay cho bột giặt truyền thống. Công ty đã tập trung vào mảng chất tẩy rửa dạng lỏng, doanh thu từ mảng này chiếm 59% tăng 17,5% so với năm trước.

Lix đưa mục tiêu doanh số đạt mức 2.700 tỉ đồng vào năm 2020. Cũng theo ông Tín, đối tác Unilever sắp hết hạn hợp đồng gia công với Lix, vì thế Công ty cũng đang chờ động thái mới từ đối tác.


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày