Kinh Doanh

Máy điều hòa: Điểm sáng duy nhất trong bức tranh thiết bị điện gia dụng

Nhật Anh Thứ Hai | 18/12/2023 10:57

Hình ảnh tại cửa hàng Điện Máy Xanh. Ảnh: ĐMX.

Do điều kiện kinh tế vĩ mô khó khăn, người tiêu dùng Việt Nam đã hạn chế chi tiêu tùy ý, đặc biệt với các sản phẩm có giá trị.
Hình ảnh tại cửa hàng Điện Máy Xanh. Ảnh: ĐMX.

Số liệu được Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) trích dẫn từ Công ty Nghiên cứu Thị trường GFK, trong 9 tháng đầu năm 2023, tổng giá trị thị trường thiết bị gia dụng lớn và nhỏ tại Việt Nam giảm lần lượt 10% và 8% so với cùng kỳ. Trong đó, ngoại trừ mảng máy điều hòa ghi nhận mức tăng 5,8% so với cùng kỳ, các mảng còn lại đều ghi nhận mức tăng trưởng âm. Nguyên nhân chính đến từ giai đoạn suy thoái của thị trường bất động sản nhà ở và sự sụt giảm thu nhập khả dụng trong bối cảnh kinh tế hiện nay.

Theo GFK, ngoại trừ mảng máy điều hòa ghi nhận kết quả tích cực +5,8% YoY trong 9T-2023 do mùa Elnino vào giữa năm tài chính 2023 (tương tự như năm 2019), hầu hết các phân khúc thiết bị gia dụng đều bị ảnh hưởng bởi những khó khăn vĩ mô năm 2023
Theo GFK, ngoại trừ mảng máy điều hòa ghi nhận kết quả tích cực +5,8% so với cùng kỳ trong 9 tháng đầu năm 2023 do mùa Elnino vào giữa năm tài chính 2023 (tương tự như năm 2019), hầu hết các phân khúc thiết bị gia dụng đều bị ảnh hưởng bởi những khó khăn vĩ mô năm 2023. 

VDSC đánh giá, do điều kiện kinh tế vĩ mô khó khăn, người tiêu dùng Việt Nam đã hạn chế chi tiêu tùy ý, đặc biệt với các sản phẩm có giá trị như thiết bị gia dụng. Điều này đi kèm giai đoạn suy thoái thị trường bất động sản nhà ở, thị trường đầu ra chính của các sản phẩm này đẩy tình hình kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp thiết bị gia dụng ảm đạm trong năm nay.

Tổ chức này cũng cho biết họ tin rằng triển vọng doanh số bán thiết bị gia dụng có thể được cải thiện so với quý trước, trong quý IV/2023 nhờ nhiều chính sách khuyến mãi/chiết khấu từ các nhà bán lẻ và việc giảm lãi suất cho vay tiêu dùng thực tế của Việt Nam trong nửa cuối năm 2023, nhưng mức độ phục hồi này dự kiến không đáng kể, do thu nhập khả dụng và niềm tin của người tiêu dùng vẫn bị ảnh hưởng bởi những trở ngại vĩ mô.

Do điều kiện kinh tế vĩ mô khó khăn, người tiêu dùng ở Việt Nam đã hạn chế chi tiêu tùy ý, đặc biệt với các sản phẩm có giá trị như thiết bị gia dụng.
Do điều kiện kinh tế vĩ mô khó khăn, người tiêu dùng Việt Nam đã hạn chế chi tiêu tùy ý, đặc biệt với các sản phẩm có giá trị như thiết bị gia dụng.

Bên cạnh bị ảnh hưởng bởi bối cảnh vĩ mô, thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn trong 3 năm trở lại đây, các thương hiệu mới trong nước và quốc tế cùng gia nhập thị trường này nhiều hơn (Hisense, Dyson, Whirlpool, Joyoung, Westinghouse, Hòa Phát,...) hoặc tăng cường đầu tư (Casper, Mobell, Galanz, Beko, Nagakawa,…), bổ sung thêm SKU vào hệ thống bán lẻ. Đáng chú ý, thị trường thiết bị gia dụng đang bị thao túng bởi các thương hiệu nước ngoài, không có người dẫn đầu rõ ràng trong nhiều năm, hàm ý rằng việc giành thêm thị phần từ tay các đối thủ khác là vô cùng khó khăn và tính cạnh tranh là rất quyết liệt.

“Chúng tôi tin rằng sự cạnh tranh gia tăng trong một thị trường bão hòa sẽ khiến các doanh nghiệp thiết bị gia dụng khó tăng trưởng đáng kể trong những năm tới cho đến khi tầng lớp trung lưu của Việt Nam nâng cao ở khu vực nông thôn kết hợp với nhận thức của họ về chất lượng sống cao hơn từ việc sử dụng sản phẩm bình dân lên cao cấp (ít quan tâm đến vấn đề giá cả) và hạ tầng giao thông Việt Nam trở nên thuận lợi hơn cho việc vận chuyển các sản phẩm khối lượng nặng như thiết bị gia dụng”, VDSC nhận định. 

Có thể bạn quan tâm: 

Vàng có nhiều động lực để tiếp tục tăng giá


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày