Kinh Doanh

Thị trường và định hướng

Thứ Sáu | 09/05/2014 11:21

"Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm".
Nói đến kinh tế thị trường có lẽ người nói và người nghe đều hiểu như nhau vì dựa vào những nguyên tắc phổ biến như quy luật cung cầu. Thế nhưng khái niệm định hướng xã hội chủ nghĩa thì không được rõ ràng như thế.

Ngay chính Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, khi được hỏi thế nào là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà còn nói: "Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm". Có thể ý ông nói trước đây đâu đã có mô hình đó - đừng đi tìm nữa mà cứ bắt tay vào làm. Có người hiểu đó là nỗ lực dùng bàn tay hữu hình của Nhà nước để hạn chế những thiếu sót của kinh tế thị trường; có người hiểu đó là định hướng nhằm tìm kiếm sự bình đẳng tương đối trong một mô hình mà bản chất là bất bình đẳng.

Nói gì thì nói, điều quan trọng nhất mà có lẽ ai cũng dễ đồng tình là hai vế của khái niệm này không được triệt tiêu lẫn nhau, không được mâu thuẫn nhau bằng không mọi nỗ lực sẽ bị hao phí.

Điều đáng tiếc, nhiều cơ quan quản lý không thấy được điểm này nên vẫn cho ra đời những chính sách triệt tiêu động lực của kinh tế thị trường trong khi không giúp được gì cho công bằng xã hội.

Lấy ví dụ chuyện áp trần giá sữa: mới nhìn qua tưởng đâu sẽ giúp các bà mẹ chi khoản tiền ít hơn khi mua sữa cho con bằng cách ép doanh nghiệp giảm bớt lợi nhuận.

Nhưng kinh tế thị trường hoạt động dựa trên quy luật cung cầu cho nên một khi Nhà nước ấn định mức giá tối đa doanh nghiệp có thể bán một sản phẩm của họ thì chọn lựa hợp lý nhất đối với họ là giảm cung. Bởi trong một thị trường có tính cạnh tranh nếu đã giảm giá được để bán được nhiều sản phẩm hơn thì họ đã giảm rồi.

Nguồn Đọc toàn văn trên TBKTSG


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày