Phong Cách Sống

Giáo dục Việt Nam: Góc nhìn từ giáo dục Hoa Kỳ

Trang Lê Thứ Sáu | 23/11/2018 08:49

Sinh viên Đại học RMIT. Ảnh: Quý Hòa

Việt Nam không thể là ngoại lệ khi đã và đang có những hiện tượng không mong muốn diễn ra trong giáo dục.
Sinh viên Đại học RMIT. Ảnh: Quý Hòa

Học cách giáo dục của người Sing

Vì sao giáo dục Phần Lan tốt nhất thế giới?


Nếu truy vấn thông tin về khủng hoảng giáo dục trên quy mô toàn cầu thì kết quả của cỗ máy tìm kiếm Google cho ra gần 600 triệu bài viết. Trong đó, có khoảng 500 triệu bài về khủng hoảng giáo dục ở Hoa Kỳ, 162 triệu bài về khủng hoảng giáo dục ở Nhật Bản và gần 300 triệu kết quả về khủng hoảng giáo dục ở Anh… Như vậy, tại các nước phát triển, con số bài viết về khủng hoảng giáo dục đều tính bằng hàng trăm triệu trở lên. Trong khi đó, ở Việt Nam con số tìm được mới khoảng 9,2 triệu.

Chưa "thừa thầy, thiếu thợ" 

Tỉ lệ vào đại học của người Việt đang ở dưới mức trung bình toàn cầu, tức là mới 30% thanh niên được thụ hưởng nền giáo dục đại học. Trong khi đó, ở các nền kinh tế phát triển như Singapore, Nhật Bản, Hồng Kông… thì tỉ lệ này dao động từ 80-100%. Nghĩa là Việt Nam không hề "thừa thầy thiếu thợ" như nhiều người lo ngại. "Việt Nam muốn phát triển hơn nữa thì vẫn cần phải nâng tỉ lệ này lên", TS. Huỳnh Thế Du khẳng định.

Ngoài ra, trong số 20 quốc gia có du học sinh nhiều nhất thế giới thì Việt Nam đứng thứ 9. Nhìn tổng quan có thể thấy số du học sinh của các nền kinh tế thịnh vượng luôn đông đảo hơn hẳn những nơi khác. Những nước mà du học sinh Việt Nam tìm tới cũng đa số là các nước phát triển. Có nghĩa là, khi được xếp vào nhóm nước có số du học sinh đông đảo thì đây chính là dấu hiệu tốt cho sự phát triển của quốc gia chứ không phải là hiện tượng "tị nạn giáo dục" như một số ý kiến quan ngại.

Giao duc Viet Nam: Goc nhin tu giao duc Hoa Ky
TS. Huỳnh Thế Du phát biểu tại hội thảo - Ảnh: M.G

Việt Nam cũng được xếp ở nhóm nước có tỉ lệ chi ngân sách khá lớn cho giáo dục, cũng là nơi có rất nhiều lựa chọn về giáo dục và đào tạo, từ phổ cập tới chuyên biệt. Người học có thể đi theo lộ trình bình thường với các trường công lập, dân lập, tư thục hoặc lộ trình với tiêu chuẩn quốc tế từ bậc tiểu học tới tận đại học.

Chỉ số vốn con người theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới cũng cho thấy ở châu Á, Việt Nam tuy bị xếp sau các nước phát triển nhưng vẫn tương đương với Trung Quốc và xếp cao hơn tất cả các nước còn lại.

Bảng tổng sắp về Đổi mới sáng tạo của WIPO (Tổ chức Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Liên Hợp Quốc) cũng đưa Việt Nam vào vị thứ 45 trên tổng số gần 200 quốc gia. Nếu xét trong nhóm nước có thu nhập trung bình thấp thì Việt Nam còn được xếp thứ 2 toàn cầu.

Giao duc Viet Nam: Goc nhin tu giao duc Hoa Ky
 

Có nên "nhập khẩu" chương trình giáo dục?

Với vai trò nhà hoạch định chính sách giáo dục, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới cho hay, các chương trình giáo dục của chúng ta trước đây chỉ thiên về cung cấp kiến thức cho người học, nhằm trả lời câu hỏi học sinh biết gì sau khi học. Trong khi đó, với chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ tiến tới phát triển toàn diện người học, để trả lời câu hỏi “Học sinh biết làm những gì”.

Chỉ ra những khó khăn, Giáo sư Thuyết cho rằng phần lớn học sinh không xác định được mục đích học tập, thấy bạn điểm cao thì mình cũng phải điểm cao, phần lớn cũng một phần từ phụ huynh, Giáo sư Thuyết dẫn chứng: “Các vị phụ huynh quan tâm học sinh theo cách hơi lệch lạc. Trước hết là họ chỉ quan tâm thành tích của con bằng điểm số. Chính vì thế có nhiều phụ huynh phải dạy trước cho con. Việc này theo tôi không có lợi. Mình tạo nếp sống cho con tốt, dạy con đạo đức, tạo cho con nếp học tập, phương pháp học tốt… quan trọng hơn nhiều so với điểm số”.

Chia sẻ một số kinh nghiệm từ giáo dục Hoa Kỳ mà trường đang áp dụng, bà Đàm Bích Thủy, Chủ tịch Đại học Fullbirght Việt Nam, có những ý kiến, khi đưa một chương trình giáo dục của Hoa Kỳ áp dụng vào điều kiện giáo dục của Việt Nam, mặc dù nó ưu việt, nhưng liệu chương trình có còn thực sự đáp ứng nhu cầu của thế kỷ 21 hay không, có nên “nhập khẩu” nguyên chương trình hay không, có phù hợp với nhu cầu học tập của Việt Nam hay không.

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cũng cho biết thêm, những đặc điểm nổi bật của chương trình giáo dục phổ thông mới thể hiện ở tính mở: không bó buộc người giáo viên phải theo sách giáo khoa, học sinh lựa chọn môn học thích hợp, cũng có thể học ít môn hơn. “Dân chủ” và “Thực học”, là hai triết lý giáo dục quan trọng khi áp dụng chương trình mới, để phát triển giáo dục trong tương lai.


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày