Phong Cách Sống

Thụy Sĩ đứng đầu bảng xếp hạng Chỉ số Phát triển Con người

Hoàng Huyền Thứ Hai | 18/03/2024 09:54

Thụy Sĩ là quốc gia có chỉ số HDI cao nhất năm thứ hai liên tiếp nhờ vào thu nhập cao và tuổi thọ dài. Ảnh: CNBC.

Sự chêch lệch về giá trị HDI của các quốc gia trên toàn cầu sau giai đoạn khủng khoảng những năm 2020.
Thụy Sĩ là quốc gia có chỉ số HDI cao nhất năm thứ hai liên tiếp nhờ vào thu nhập cao và tuổi thọ dài. Ảnh: CNBC.

Năm 2020 khép lại với nhiều biến động và thách thức chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ qua. Sau trận đại dịch kéo dài là một cuộc chiến tranh toàn diện ở châu Âu đều khiến cho giá lương thực và nhiên liệu tăng cao. Các hiện tượng thời tiết cực đoan cho thấy biến đổi khí hậu bắt đầu tác động đến nhân loại.

Tất cả điều này đã gây ra nhiều tổn hại nặng nề đến mức sống toàn cầu và được thể hiện rõ nhất thông qua Chỉ số Phát triển Con người (HDI) của Liên Hiệp Quốc. Giá trị HDI đã giảm lần đầu tiên vào năm 2020 kể từ khi ra mắt vào năm 1990 và con số này tiếp tục giảm vào năm 2021.

Được biết, HDI là một trong những thước đo được sử dụng rộng rãi cho việc đo lường sự phát triển của các quốc gia, sau GDP. Nó đo lường sự tiến bộ về các kết quả xã hội, bao gồm tuổi thọ trung bình khi sinh, số năm đi học dự kiến và trung bình cũng như tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người. Số liệu mới nhất được công bố vào ngày 13/3 cho thấy, chỉ số HDI toàn cầu đang tăng trở lại nhưng tiến độ vẫn còn chậm và không đồng đều.

Chỉ số HDI của 194 quốc gia trên toàn cầu được so sánh bởi Liên Hợp Quốc. Ảnh: Liên Hợp Quốc
Chỉ số HDI của 194 quốc gia trên toàn cầu được so sánh bởi Liên Hợp Quốc. Ảnh: Liên Hiệp Quốc.

Thụy Sĩ đứng đầu bảng xếp hạng năm thứ 2 liên tiếp. Điểm tổng thể của nước này được nâng cao nhờ thu nhập cao và tuổi thọ dài. Các quốc gia khác ở Tây Âu có một số điểm cao nhất. Một số khu vực ở châu Á cũng có thành tích tốt, trong đó Hong Kong và Singapore lọt vào Top 10.

Tuy nhiên, ở những nơi khác thì ảm đạm hơn như: Peru, Colombia, Libya và Lebanon tiến bộ chậm hơn kể từ năm 2019. Mức sống ở Ukraine và Nga cũng giảm xuống các mức là 23 và 4 bậc từ giữa năm 2021 đến năm 2022.

Ngoài ra, tình trạng tồi tệ ở một số khu vực khác vẫn đang diễn ra, khi Yemen bị chiến tranh tàn phá, Belize nghèo và mắc nợ, còn Micronesia có nguy cơ bị nhấn chìm bởi mực nước biển dâng cao, tất cả đều đạt đỉnh vào năm 2010 và giảm dần hàng năm kể từ đó.

Chỉ số này là thước đo hữu ích nhưng không đầy đủ. Ví dụ, HDI không tính đến sự bất bình đẳng kinh tế hoặc sự bất bình đẳng giữa các dân tộc và giới tính. Nhưng nó sẽ cung cấp một thước đo nhất quán cho các nhà hoạch định chính sách và các tổ chức phi chính phủ. Các dự báo của chỉ số này vào năm 2023 cho thấy mức sống sẽ còn tăng cao hơn nữa; chỉ có khu vực Ả Rập là không phục hồi hoàn toàn như mức đã đạt được vào năm 2019.

Tuy nhiên, xu hướng tăng trưởng dài hạn dường như đã phải chịu một bước thụt lùi vĩnh viễn kể từ khi đại dịch bùng phát. Kết quả của năm 2022 và dự báo vào năm 2023 cho thấy sự phát triển có thể bị mắc kẹt ở mức thấp hơn so với giai đoạn trước năm 2019 vốn đã duy trì mạnh mẽ kể từ năm 1999.

Sự thụt lùi này sẽ ảnh hưởng nặng nề nhất đến những người nghèo nhất thế giới. Thông qua Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy, giá trị HDI của một nhóm các quốc gia giàu có đã phục hồi hoặc vượt qua mức trước đại dịch. Nhưng sự ảnh hưởng đó đúng với tình trạng của gần một nửa số nước kém phát triển nhất thế giới. Trong 20 năm qua, khoảng cách giữa các quốc gia có giá trị HDI cao nhất và thấp nhất đã được thu hẹp (ngoại trừ một khoảng thời gian ngắn diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009). Kể từ năm 2020, khoảng cách này đã mở rộng.

Mặc dù vậy, vẫn có lý do để hy vọng cho sự khôi phục khoảng cách này. Có thể thấy, sau những biến động của những năm 2020 cho thấy các chính phủ có thể hợp tác trong một số vấn đề lớn. Trong thời kỳ đại dịch, vaccine đã được phát triển, sản xuất và phân phối với tốc độ vượt trội, ước tính đã cứu được khoảng 20 triệu sinh mạng chỉ trong năm đầu tiên.

Tại Hội nghị lần thứ 28 của các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc (COP28) diễn ra vào năm ngoái tại Dubai, các nhà lãnh đạo thế giới đã đồng ý về một thỏa thuận để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu (ngay cả khi việc thực hiện nó lại là một vấn đề khác). Vì vậy, sẽ cần nhiều nỗ lực hơn nữa để vượt qua những thất bại ngay từ đầu thập kỷ này.


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày