Thế giới

Ấn Độ, Indonesia và Ả Rập Saudi sẽ trở thành những nền kinh tế vĩ đại tiếp theo?

Mỹ Quyên Thứ Sáu | 19/01/2024 11:41

Ấn Độ và Indonesia kỳ vọng trở thành nước có thu nhập cao trong vòng 25 năm tới. Ảnh: Vincent Kilbride.

Mặc dù công nghiệp chế tạo vẫn là phương pháp nâng cao năng suất của một quốc gia nhưng không có gì đảm bảo nó sẽ trở thành lợi thế.
Ấn Độ và Indonesia kỳ vọng trở thành nước có thu nhập cao trong vòng 25 năm tới. Ảnh: Vincent Kilbride.

Các chính trị gia và các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới có chung một mối bận tâm: Làm thế nào để đất nước của mình giàu có hơn. Vấn đề là con đường dẫn đến thịnh vượng hiện tại có vẻ khó khăn hơn bao giờ hết. Khi mà nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi với sự xuất hiện của công nghệ xanh và các mối quan hệ thương mại trở nên phân mảnh hơn. Nhiều quốc gia giàu có vốn dành hàng thập kỷ để nói về thị trường tự do thì nay đã quay đầu. Thay vào đó, các chính phủ sẵn sàng chi hàng trăm tỉ USD để tài trợ cho các ngành công nghiệp có tầm quan trọng chiến lược.

Trước bối cảnh đó, một số nước đang phát triển có tham vọng tăng trưởng đáng kinh ngạc. Có thể kể đến như Ấn Độ và Indonesia kỳ vọng trở thành nước có thu nhập cao trong vòng 25 năm tới, trong khi Muhammad bin Salman, thái tử của Ả Rập Saudi, cũng muốn đa dạng hóa và phát triển nền kinh tế nước mình một cách nhanh chóng. Điều thú vị là những kế hoạch như vậy có tầm nhìn hướng ngoại hơn nhiều chiến lược phát triển trước đây, nhưng cũng chứa đựng những cạm bẫy.

Theo nhiều cách, toàn cầu hóa vẫn được ưu tiên. Indonesia muốn có vai trò lớn hơn trong chuỗi cung ứng xanh và nước này tìm cách làm mọi thứ, từ khai thác và tinh chế niken, cho đến chế tạo các phương tiện điện chạy bằng niken. Sau đó họ muốn xuất khẩu thành phẩm ra thế giới. Trong khi các quốc gia vùng Vịnh muốn trở thành điểm đến lý tưởng cho hoạt động kinh doanh toàn cầu bằng cách mở cửa đón nhận dòng người, hàng hóa và tiền mặt. Về phần Thủ tướng Narendra Modi, ông hình dung Ấn Độ là nhà sản xuất công nghệ cao cho thế giới, sản xuất vi mạch và điện thoại thông minh.

Xe tải chở niken thô gần Sorowako, đảo Sulawesi của Indonesia. Ảnh: Reuters.
Xe tải chở niken thô gần Sorowako, đảo Sulawesi của Indonesia. Ảnh: Reuters.

Đó là một sự thay đổi đáng hoan nghênh. Chưa đầy 50 năm trước, Ấn Độ kỳ vọng phát triển bằng cách tự tách mình ra khỏi nền kinh tế toàn cầu và đã đón nhận thất bại thảm hại. Vẫn có một số ý kiến cho rằng, nhu cầu nội địa của Ấn Độ có thể hỗ trợ cho sự tăng trưởng của nước này, nhưng vai trò quan trọng của thị trường nước ngoài ngày càng rõ ràng, khi mà các công ty có thể cạnh tranh công bằng hơn và có thể đạt được quy mô lớn nhất có thể trong một thị trường mà chính phủ không kiểm soát. Hoạt động xuất khẩu ở Đông Á cũng là thước đo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách vì nó tiết lộ những ngành nào xứng đáng được tiếp tục thúc đẩy.

Tuy nhiên, các chiến lược phát triển hiện nay cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Ả Rập Saudi đang tập trung mạnh vào chính sách công nghiệp, chủ yếu được giải ngân dưới dạng tài trợ từ Quỹ đầu tư công, thậm chí còn vượt quá mức chi tiêu của Đạo luật giảm lạm phát của Mỹ, nhằm giúp các doanh nghiệp xuất khẩu phát triển. Trong khi đó, các công ty sản xuất công nghệ cao tại Ấn Độ lại bị cản trở bằng thuế quan và trợ cấp. Việc Indonesia đặt cược toàn bộ vào niken sẽ khiến quốc gia này gặp nguy hiểm nếu các hóa chất làm pin khác chiếm ưu thế.

Việc chọn ra cường quốc kinh tế cũng khó hơn 60 năm trước. Cái khó tiếp theo là lựa chọn thúc đẩy hình thức sản xuất nào. Lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ mang lại lợi thế cho các nước nghèo, đó cũng là lý do sản xuất là lĩnh vực duy nhất mà các nước nghèo phát triển nhanh hơn các nước giàu.

Có thể bạn quan tâm: 

Những rủi ro lớn nhất doanh nghiệp Mỹ phải đối mặt trong năm 2024

Nguồn The Economist


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày