Thế giới

Châu Âu đồng loạt "rung chuông" báo động về nguy cơ khát nước cho mùa hè

Kim Quyên Chủ Nhật | 18/06/2023 09:47

Chúng ta đang chứng kiến hậu quả của khủng hoảng biến đổi khí hậu và điều này rõ ràng hơn bao giờ hết. Ảnh: CNBC.

Châu Âu đã đưa ra cảnh báo về khủng hoảng nước đang gia tăng ở khu vực này, đồng thời nhấn mạnh cần phải giải quyết ngay.
Chúng ta đang chứng kiến hậu quả của khủng hoảng biến đổi khí hậu và điều này rõ ràng hơn bao giờ hết. Ảnh: CNBC.

Giải quyết “Khủng hoảng nước”, Nghị viện châu Âu triệu tập họp gấp

Phát biểu tại phiên họp của Nghị viện châu Âu có tên "Khủng hoảng nước ở châu Âu" vào tuần qua, các nhà lập pháp đã kêu gọi tăng cường hành động để bảo vệ và cải thiện tài nguyên nước, đã bị ảnh hưởng bởi việc mất nước từ nhiều năm qua do mức nước ngầm giảm sút bởi khủng hoảng biến đổi khí hậu tiếp tục leo thang.

Một khung cảnh đầm lầy gần như trống trơn, ít ai biết nơi này từng cung cấp nước cho làng Fuente Obejuna ở Cordoba, Tây Ban Nha. (Nguồn: CNBC).
Một khung cảnh đầm lầy gần như trống trơn, ít ai biết nơi này từng cung cấp nước cho làng Fuente Obejuna ở Cordoba, Tây Ban Nha. Nguồn: CNBC.

Nhiệt độ phá kỷ lục suốt mùa xuân và đợt nắng nóng lịch sử vào mùa đông đã gây tác động rõ rệt đến các con sông và sân trượt tuyết ở khu vực này, trong khi các cuộc biểu tình đã bùng phát vì thiếu nước ở cả Pháp và Tây Ban Nha.

"Hình ảnh của Copernicus là một sự khẳng định đau buồn rằng nhiều vùng trong liên minh đang đối mặt với khó khăn cực độ", Bộ trưởng Năng lượng của Liên minh châu Âu, bà Kadri Simson, nói trong bài phát biểu khai mạc. Tại châu Âu, có những vùng đang chịu thiếu nước do hạn hán, và cũng có cả những vùng khác đang bị lũ lụt tấn công. Hầu hết đều chịu hậu quả của ô nhiễm nước, nhưng điều này vốn đang xảy ra", bà nói.

Bà Simson cho biết Liên minh châu Âu đã triển khai những luật pháp mạnh mẽ để bảo vệ hệ thống nước từ những năm 1970 nhưng thừa nhận rằng việc thực thi luật và cách thức triển khai chỉ đạt được mức giới hạn.

Một nông dân đưa ra một cái bình nước “rỗng” trong khi nói về hạn hán trong một cuộc biểu tình của các nông dân nhằm thu hút sự quan tâm đến điều kiện sống của người dân tại nông thôn tại Madrid (Nguồn: CNBC).
Một nông dân đưa ra một cái bình nước “rỗng” trong khi nói về hạn hán trong một cuộc biểu tình của các nông dân nhằm thu hút sự quan tâm đến điều kiện sống của người dân tại nông thôn tại Madrid. Nguồn: CNBC.

Cuộc họp toàn thể diễn ra tại Strasbourg, Pháp ngay sau khi Cơ quan Môi trường Châu Âu cảnh báo khu vực này đang đối mặt với một mùa hè có nguy cơ phải đối mặt cùng lúc về hạn hán, lũ lụt, đợt nóng, cháy rừng và cả việc gia tăng các bệnh phụ thuộc vào khí hậu. Cơ quan môi trường của EU cũng đang nhận xét là là "bi quan".

Trước tình hình căng thẳng này, 27 quốc gia thành viên EU và các thành viên Khu vực Kinh tế châu Âu đã bắt tay áp dụng chính sách thích ứng quốc gia để giảm thiểu những tác động tiêu cực của thời tiết cực đoan trong mùa hè này.

Một số biện pháp được đề xuất áp dụng phổ biến bao gồm các thành phố tăng số lượng cây cối và không gian có thể chứa nước. Mục đích là làm giảm nhiệt độ và tránh nguy cơ lũ lụt - và những người nông dân cần thích nghi bằng cách thay đổi kế hoạch gieo trồng cho mùa sau.

 

Châu Âu bắt đầu “tham chiến” cứu nước

"Chúng ta đang chứng kiến hậu quả của khủng hoảng biến đổi khí hậu và điều này rõ ràng hơn bao giờ hết. Châu Âu đang bị ảnh hưởng bởi hạn hán, sông suy yếu, nông nghiệp gặp áp lực và thiên nhiên đang chịu đựng", bà Christel Schaldemose, một nhà lập pháp Đan Mạch đưa ra ý kiến. Ngoài ra, bà cũng nhận định "Đây là một cuộc chiến. Một cuộc chiến vì nước tại châu Âu”. Khi đề cập đến các biện pháp quan trọng để ứng phó vơi biến đổi khí hậu, bà Schaldemose cho rằng chúng ta phải chống lại nó. Nhưng quan trọng hơn cả là mỗi người cần phải thấu hiểu cách quản lý nước uống của chúng ta.

Thêm vào đó, bà Sophie, Giám đốc Nước ngọt Châu Âu của tổ chức phi lợi nhuận về môi trường The Nature Conservancy, cũng cho rằng “Đây là mùa hè tồi tệ nhất từ trước đến nay”. Ngoài ra, bà cũng dự báo cho hè năm sau có thể vượt qua các kỷ lục nhiệt độ được thiết lập trong năm cũ, với khả năng "càng gay gắt hơn" về vấn đề khan hiếm nước.

Tuy nhiên, không chỉ là vấn đề lo ngại vì nguồn tài nguyên phong phú bị ảnh hưởng mà còn khiến cho cuộc sống trở nên “khó khăn” hơn. Trémolet cho biết: "Ô nhiễm nước đang đẩy mọi chi phí lên cao."

Có thể bạn quan tâm:

Vị thế trung tâm casino thế giới của Macau đang "lung lay"


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày