Thế giới

Đại dịch COVID-19 đã xóa sạch 3,5 tỉ USD thu nhập từ người lao động khắp thế giới

Phùng Mỹ Thứ Hai | 28/09/2020 09:39

Đại dịch đã tác động khủng khiếp đến người lao động toàn cầu, mức giảm mạnh nhất được ghi nhận là ở các nước có thu nhập thấp và châu Mỹ. Nguồn ảnh: AFP

Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, người dân ở châu Mỹ và các quốc gia có thu nhập thấp đến trung bình bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Đại dịch đã tác động khủng khiếp đến người lao động toàn cầu, mức giảm mạnh nhất được ghi nhận là ở các nước có thu nhập thấp và châu Mỹ. Nguồn ảnh: AFP

Theo Cơ quan Lao động của Liên Hiệp Quốc, suy thoái kinh tế do đại dịch COVID-19 đã xóa sổ thu nhập 3,5 tỉ USD của hàng triệu người trên thế giới.

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết thu nhập từ việc làm của người lao động giảm khoảng 10,7% trong 3 quý đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm ngoái.

Người da đen, người châu Á và các cộng đồng dân tộc thiểu số khác có nguy cơ gặp các vấn đề tài chính và nợ gia tăng do cuộc khủng hoảng kinh tế COVID-19 gây ra cao hơn nhiều so với cộng đồng dân cư rộng lớn khác. Nguồn ảnh: The Guardian.
Người da đen, người châu Á và các cộng đồng dân tộc thiểu số có nguy cơ gặp các vấn đề tài chính và nợ gia tăng do cuộc khủng hoảng kinh tế COVID-19 gây ra cao hơn nhiều so với cộng đồng dân cư rộng lớn khác. Nguồn ảnh: The Guardian.

Đại dịch đã tác động khủng khiếp đến người lao động toàn cầu, mức giảm mạnh nhất được ghi nhận là ở các nước có thu nhập thấp và châu Mỹ. Cơ quan Liên Hiệp Quốc có trụ sở tại Geneva cho biết, tác động lớn đối với người lao động là từ việc ngày càng nhiều người bị cắt giảm việc làm, giảm giờ làm và thiếu cơ hội.

Thu nhập từ công việc giảm 15,1% ở các nước có thu nhập trung bình và thấp hơn như Bangladesh, Campuchia, Nigeria và Ukraine. Xét theo khu vực, châu Mỹ có mức giảm mạnh nhất với mức giảm 12,1%.

Mặc dù đánh giá không bao gồm hỗ trợ thu nhập do chính phủ cung cấp - phổ biến hơn ở các quốc gia giàu có - nhưng các số liệu cho thấy tác động đáng kể đối với người lao động từ việc ngừng hoạt động trên diện rộng trong thời gian xảy ra đại dịch.

Công bố ước tính mới nhất của ILO về tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19 cho biết triển vọng đối với người lao động trong 3 tháng cuối năm 2020 đã xấu đi đáng kể, trong bối cảnh tỉ lệ lây nhiễm gia tăng ở một số quốc gia và mức độ hoạt động kinh tế toàn cầu yếu hơn.

Theo kịch bản cơ sở của ILO, giờ làm việc trong quý IV dự kiến thấp hơn 8,6% so với mức của năm 2019. Điều này tương đương với 245 triệu việc làm toàn thời gian bị mất. Tuy nhiên, đây vẫn là mức tăng so với mức giảm 4,9%, tương đương 140 triệu việc làm được dự đoán hồi đầu năm.

Lý do khiến số giờ làm việc bị mất tăng lên là do người lao động ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, đặc biệt là những người làm việc phi chính thức, bị ảnh hưởng bởi đại dịch nhiều hơn so với các cuộc khủng hoảng kinh tế trong quá khứ.

Các gói hỗ trợ của chính phủ được đưa ra ở các quốc gia giàu có hơn để hỗ trợ nền kinh tế suy thoái do đại dịch, bao gồm cả Vương quốc Anh, nơi hơn 9,6 triệu việc làm đã được tạo ra thông qua kế hoạch duy trì việc làm với chi phí gần 40 tỉ bảng.

Tuy nhiên, ILO cho biết các nước mới nổi và đang phát triển có ít khả năng tài trợ cho các biện pháp như vậy. Báo động về thiệt hại cho người lao động ở các nền kinh tế thu nhập thấp do mất thu nhập, ILO cho biết để các nước đang phát triển đạt được tỉ lệ hỗ trợ tương tự như ở các nước có thu nhập cao, cần phải có thêm 982 tỉ USD trên khắp thế giới được chi để bảo vệ người lao động.

 

Theo ông Guy Ryder, “Khi đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tập hợp tại New York, cộng đồng quốc tế cần đặt ra một chiến lược toàn cầu về phục hồi thông qua đối thoại, hợp tác và đoàn kết. Không nhóm, quốc gia hay khu vực nào có thể một mình đánh bại cuộc khủng hoảng này”.

Có thể bạn quan tâm:

► Châu Âu đối mặt với suy thoái kép khi làn sóng COVID-19 thứ 2 quay trở lại


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày