Thế giới

Đại dịch là phép thử về khả năng chịu đựng của các quốc gia châu Á

Phùng Mỹ Thứ Năm | 01/10/2020 13:46

Đến năm 2030, châu Á dự kiến đóng góp khoảng 60% tăng trưởng toàn cầu. Nguồn ảnh: Reuters.

Kỳ vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2021 đạt mức 8,1%.
Đến năm 2030, châu Á dự kiến đóng góp khoảng 60% tăng trưởng toàn cầu. Nguồn ảnh: Reuters.

Theo dự báo, GDP của châu Á năm 2020 sẽ vượt qua GDP của phần còn lại của thế giới cộng lại. Đến 2030, khu vực này dự kiến đóng góp khoảng 60% tăng trưởng toàn cầu. Phần lớn sự tăng trưởng đó sẽ đến từ các thị trường đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ và khắp Đông Nam Á.

Trung Quốc là quốc gia đầu tiên bước chân vào và thoát ra khỏi thời kỳ phong tỏa, đã nhanh chóng lấy lại sự phục hồi. Nhưng ngay cả tại thời điểm này, sự phục hồi không diễn ra đồng đều, khối tư nhân vẫn còn tụt lại phía sau.

Tuy nhiên, tin tốt là hoạt động xuất khẩu của khu vực châu Á đã tốt hơn nhiều so với sự quan ngại trước đây. Dù vậy, đà tăng có thể phai dần trong những tháng tới khi thế giới quay trở lại hoạt động bình thường và nhu cầu đối với những mặt hàng xuất khẩu từ châu Á ít lại so với giai đoạn đại dịch khi hầu hết nhà máy đều đóng cửa.

Có thể, tăng trưởng sẽ khá hơn trong năm tới, nhưng đó chỉ là bề nổi. Sau khi tuột dốc vào năm 2020, các hiệu ứng cơ sở mang tính thống kê tại khắp các nước sẽ phẳng hơn. Các nền kinh tế sẽ phải dành cả năm 2021 để lấy lại những gì đã mất.

Sau cú sẩy chân trong giai đoạn nửa đầu năm, phần lớn nền kinh tế thế giới và châu Á, dường như đang đang “tìm lại chính mình”. Sự hồi phục một cách rõ ràng của các chỉ số trong những tháng gần đây thật đáng khích lệ.

COVID-19 thử thách sức chịu đựng của con người, cụ thể ở nhiều nước trong đó có Ấn Độ, Indonesia và Philippines, số ca nhiễm bệnh vẫn vượt xa ngưỡng bình thường. Căn bệnh này cũng đẩy cuộc sống của con người trở nên khó khăn hơn khi thu nhập bị mất và tương lai quá bất định.

Dịch bệnh cũng làm lu mờ một thực tế là sau khi nhu cầu bị sụt giảm, hoạt động nào hồi phục đầu tiên sẽ luôn ghi điểm ấn tượng. Điều quan trọng là liệu những chuyển biến này có duy trì tốc độ cần thiết để đưa thế giới quay trở lại đúng hướng.

Hiện, một số nước đã ghi nhận mức độ ổn định tạo tiền đề cho đà phát triển ở quý IV. Tuy nhiên, khó khăn là điều không thể phủ nhận. Nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng trở lại trong những tháng gần đây. Đặc biệt, lĩnh vực xây dựng đang vượt lên trước, bao gồm cả xây dựng bất động sản và cơ sở hạ tầng.

Hoạt động xuất khẩu Trung Quốc cũng tăng khá tốt và doanh số bán xe hơi tăng mạnh. Nhưng hiện tại, khối kinh tế tư nhân vẫn chưa góp mặt hoàn toàn. Còn quá sớm và sự phục hồi vẫn chưa đến. Tuy nhiên, điều này kỳ vọng về sự hỗ trợ của Chính phủ rất cần được duy trì, không chỉ trong giai đoạn tâm dịch mà còn cả trong quá trình phục hồi kinh tế.

Chỉ khi những khó khăn được đề cập bị xóa bỏ hoàn toàn thì người ta mới có thể nói đến một nền kinh tế hồi phục. Tuy nhiên, những quý sắp tới có vẻ khá lạc quan. Chuyên gia Kinh tế trưởng của ngân hàng HSBC về thị trường Trung Quốc Hongbin dự báo: ​​tăng trưởng của Trung Quốc trong năm tới sẽ đạt mức 7,5%.

Điều này sẽ giúp Hồng Kông lấy lại đà tăng trưởng với mức 4,3% vào năm 2021, ngay cả khi tăng trưởng đó chưa đủ bù đắp cho thiệt hại diễn ra hai năm trước đó. Ngược lại, Đài Loan vẫn đang trên đà phát triển, vượt qua đại dịch với sức mạnh ấn tượng.

Việc ông Yushihide Suga được bầu làm Thủ tướng mang lại hy vọng về những chính sách cải cách sẽ tiếp thêm sinh lực. Nguồn ảnh: Reuters.
Việc ông Yushihide Suga được bầu làm Thủ tướng mang lại hy vọng về những chính sách cải cách sẽ tiếp thêm sinh lực. Nguồn ảnh: Reuters.

Nước Nhật đã phải hứng chịu một cú đúp kinh tế trong năm nay. Nước này vốn đã quay cuồng với đợt tăng thuế trước đó lại còn bị đại dịch tấn công. Sự phục hồi sẽ chỉ diễn ra từ từ trong năm tới.

Hàn Quốc đã khéo léo xử lý vụ bùng phát dịch, nhưng khó thoát khỏi tình trạng suy thoái cả năm. Thương mại lấy lại sự thịnh vượng nhẹ hơn trong năm tới thúc đẩy sự phục hồi của cả quốc gia.

Úc đã dừng tất cả trong năm nay cả về mặt tiền tệ lẫn tài chính để chống lại những tác động của việc phong tỏa. Điểm tích cực là việc làm dường như đang quay trở lại. Tuy vậy, nhiều khả năng toàn xã hội cần thêm các chính sách hỗ trợ. Cùng với New Zealand, quốc gia này sẽ có mức tăng trưởng khá 3,5% vào năm 2021.

Ngược lại, Ấn Độ đang gặp những thách thức lớn khi phải vật lộn ứng phó với tình trạng lây nhiễm trên diện rộng và hứng chịu tình trạng suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Sự hồi phục của Ấn Độ sẽ ít hơn so với hầu hết các quốc khác. Nguyên nhân là do khả năng cung cấp các biện pháp kích thích của Chính phủ bị hạn chế. Ngành ngân hàng đang bị các khoản nợ xấu đè nặng.

Tại Sri Lanka, dịch bệnh dường như đang được kiểm soát tốt hơn. Tuy nhiên, nền kinh tế nước này cũng khó tránh khỏi sự suy giảm trước khi quay lại đà tăng vào năm 2021.

Trong khi đó, Bangladesh cũng đang khá khó khăn với sự lây lan của bệnh COVID-19, dù có vài dấu hiệu cho thấy hoạt động xuất khẩu ngành may mặc nước này đang dần trở lại. Lượng kiều hối sụt giảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hộ gia đình của quốc gia này.

Philippines bị ảnh hưởng nhiều hơn trong năm nay, ít nhất là về mặt kinh tế. Tuy nhiên, tài chính của quốc gia này vẫn còn khá dư thừa để thúc đẩy sự phục hồi sau COVID-19. Kinh tế Thái Lan cũng sụt giảm sâu trong năm nay. Nguyên nhân một phần là do lượng khách du lịch – một yếu tố rất quan trọng đối với Thái Lan, đã ở yên tại nhà. Nền kinh tế nước này sẽ phụ thuộc vào niềm khát khao du lịch có quay trở lại hay không.

Malaysia đã vượt qua giai đoạn bùng phát dịch bệnh với kết quả ấn tượng. Tuy nhiên, điều này cũng để lại những dấu ấn tồi tệ cho tăng trưởng kinh tế trong năm nay. Động lực thúc đẩy từ xuất khẩu và nhu cầu nội địa phải đủ mạnh để đưa Malaysia đạt mức tăng trưởng khá trong năm 2021.

Singapore cũng sẽ hồi phục trở lại. Mặc dù, quốc gia này phụ thuộc chính vào chu kỳ thương mại toàn cầu. Và Việt Nam vẫn đang lặng lẽ tiến những bước thận trọng với tốc độ tăng trưởng tích cực 1,8% trong năm 2020, hứa hẹn mức tăng trưởng nhanh nhất khu vực vào năm 2021.

Điện thoại các loại và linh kiện là mặt hàng dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Samsung.
Điện thoại các loại và linh kiện là mặt hàng dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Samsung.

Khi tình hình các nước được cải thiện, hoạt động xuất khẩu Việt Nam tăng hơn 7% trong tháng 7 và 8 so với cùng kỳ năm ngoái nhờ vào kết quả tăng của những lô hàng máy tính, bù đắp cho sự giảm sút của các mặt hàng dệt may.

Việt Nam là nền kinh tế ASEAN duy nhất mà Khối Nghiên cứu Kinh tế của HSBC tiếp tục dự báo có tăng trưởng khả quan trong năm nay. Đối với năm 2021, Việt Nam sẽ hưởng lợi từ sự phục hồi do công nghệ dẫn đầu và dòng vốn FDI. Kỳ vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2021 sẽ đạt mức 8,1%.

Có thể bạn quan tâm:

► Phản ứng kinh tế của Mỹ đối với đại dịch COVID-19 khác xa phần còn lại của thế giới


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày