Thế giới

EU đối mặt với chỉ trích toàn cầu về việc hạn chế xuất khẩu vaccine

Phùng Mỹ Thứ Ba | 02/02/2021 08:06

Một nhân viên y tế tiêm vaccine BioNTech/Pfizer ở Montreal. Bộ trưởng Thương mại Canada kêu gọi EU đảm bảo chuỗi cung ứng y tế. Ảnh: Bloomberg.

Tình trạng thiếu các mũi chích ngừa COVID-19 gây áp lực lớn lên các nhà lãnh đạo châu Âu.
Một nhân viên y tế tiêm vaccine BioNTech/Pfizer ở Montreal. Bộ trưởng Thương mại Canada kêu gọi EU đảm bảo chuỗi cung ứng y tế. Ảnh: Bloomberg.

Theo Financial Times, Brussels đã cố gắng dập tắt phản ứng dữ dội trước các động thái vội vàng hạn chế xuất khẩu vaccine, sau khi vấp phải sự chỉ trích của quốc tế và gây náo động vì đe dọa dàn xếp biên giới Ireland giữa Anh và EU.

Cả Canada và Nhật đều nêu quan ngại về các quy tắt xuất khẩu mới của EU, yêu cầu các nhà sản xuất phải xin phép trước khi vận chuyển vaccine COVID-19 ra ngoài khối. Hàn Quốc cũng cảnh báo các chính phủ không nên mua nhiều vaccine hơn mức họ cần.

Các khiếu nại được đưa ra ngay sau khi Vương quốc Anh tìm kiếm sự đảm bảo từ chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen rằng các lô hàng vaccine BioNTech/Pfizer từ Bỉ qua các kênh sẽ không bị cắt bỏ bởi các chính quyền mới.

Các biện pháp này mang lại cho các nước thành viên EU và ủy ban khả năng ngăn chặn các lô hàng vaccine từ các công ty cũng có hợp đồng cung cấp cho EU.

Một quan chức EU cho biết: “Chúng tôi hoàn toàn hiểu rằng một số đồng minh của chúng tôi có thể lo ngại và sẽ hợp tác chặt chẽ với họ để đảm bảo cung cấp vaccine nhanh chóng. Chúng tôi sẽ làm việc chăm chỉ để tránh bất kỳ tác động nào đối với các đối tác của mình. Và chúng tôi vẫn cam kết mở cửa thị trường để tránh bất kỳ sự gián đoạn nào của chuỗi cung ứng”.

Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nhằm phản ứng với việc AstraZeneca không đáp ứng lịch trình cung cấp vaccine sang EU - một cam kết mà công ty khẳng định là không ràng buộc. Tình trạng bất ổn gia tăng ở các thủ đô của EU và ở các cấp cao nhất của ủy ban liên quan đến việc triển khai vaccine đang chững lại ở châu lục. Pfizer và Moderna, 2 công ty sản xuất vaccine khác được EU phê duyệt, gần đây đều giảm lượng hàng xuất sang khối.

Bộ trưởng Thương mại Canada Mary Ng đã nói chuyện với ủy viên thương mại EU Valdis Dombrovskis về tầm quan trọng của các chuỗi cung ứng y tế.

Bộ trưởng Thương mại Canada đã nhận được cam đoan rằng, cơ chế minh bạch xuất khẩu sẽ không ảnh hưởng đến các chuyến hàng đến Canada. Ottawa đang dựa vào liều lượng vaccine BioNTech/Pfizer được sản xuất tại EU.

Ông Dombrovskis - một quan chức EU nói với Bộ trưởng Mary Ng rằng công cụ này nhằm đảm bảo "tính minh bạch và tương xứng" và để đảm bảo các quốc gia có được vaccine.

Bộ trưởng Nhật Taro Kono phụ trách ứng phó với đại dịch phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới rằng ông lo ngại EU có thể tìm cách chặn xuất khẩu vaccine cho đến khi đáp ứng đủ nhu cầu trong khối. Ông cũng cảnh báo rằng một số chính phủ có nguy cơ theo đuổi “chủ nghĩa dân tộc” hơn đối với vấn đề vaccine. 

Một trung tâm tiêm chủng COVID-19 khu vực ở Ludwigsburg, miền nam nước Đức. Tình trạng thiếu vaccine ngừa COVID-19 gây áp lực lên các nhà lãnh đạo châu Âu. Ảnh: AFP.
Một trung tâm tiêm chủng COVID-19 khu vực ở Ludwigsburg, miền Nm nước Đức. Tình trạng thiếu vaccine ngừa COVID-19 gây áp lực lên các nhà lãnh đạo châu Âu. Ảnh: AFP.

Các quốc gia khác, bao gồm cả Mỹ, có các quy định hoặc khả năng can thiệp nhằm hạn chế xuất khẩu vaccine. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Kang Kyung-wha cho rằng một số chính phủ đang tìm cách đảm bảo nguồn dự trữ vaccine vượt xa nhu cầu của người dân. Ông cảnh báo điều này có thể gây ra “sự mất đoàn kết toàn cầu”.

Bà Ursula von der Leyen cho biết AstraZeneca sẽ tăng lượng giao hàng trong quý IV thêm 9 triệu liều, nâng tổng số dự kiến ​​mới trong giai đoạn này lên 40 triệu. 

 

Các biện pháp xuất khẩu loại trừ các nước châu Âu bên ngoài EU cũng như các quốc gia trên khắp Trung Đông, Bắc Phi và 92 quốc gia có thu nhập trung bình và thấp. Trong số những quốc gia không được miễn trừ có các quốc gia giàu có như Anh, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Canada, Singapore, Úc, New Zealand và các quốc gia vùng Vịnh, cộng với nhiều quốc gia có thu nhập trung bình như Brazil, Mexico, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ.

Ủy ban châu Âu đã đảm bảo các đơn đặt hàng trước cho tới 2,3 tỉ liều vaccine. Số vaccine này đủ để tiêm chủng cho gấp 2 lần dân số 446 triệu của EU. Bà Ursula von der Leyen đã gợi ý rằng EU sẽ chia sẻ vaccine mà họ không cần cho cư dân của mình. 

Một lượng lớn vaccine xuất khẩu cuối cùng sẽ được miễn trừ khỏi cơ chế này. Ủy ban châu Âu đã lưu tâm đến các giao dịch của các quốc gia khác với các nhà sản xuất thuốc và “sẽ nỗ lực để đảm bảo rằng các quốc gia này đáp ứng được kỳ vọng của việc giao hàng cho họ”.

Có thể bạn quan tâm:

"Cuộc đua marathon" giữa nhiễm và ngừa COVID-19


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày