Thế giới

Liên Hiệp Quốc cảnh báo dân số Ấn Độ sẽ vượt mặt Trung Quốc vào giữa năm 2023

Hải Miên Thứ Năm | 20/04/2023 15:34

Liên Hợp Quốc trước đó đã dự báo dân số Trung Quốc sẽ giảm xuống còn 1,313 tỉ người vào năm 2050 và giảm xuống dưới 800 triệu vào năm 2100. Ảnh: Getty Images.

Các chuyên gia cho biết chính sách 1 con lâu đời của Trung Quốc đã góp phần vào sự vượt mặt của Ấn Độ về dân số trong năm nay.
Liên Hợp Quốc trước đó đã dự báo dân số Trung Quốc sẽ giảm xuống còn 1,313 tỉ người vào năm 2050 và giảm xuống dưới 800 triệu vào năm 2100. Ảnh: Getty Images.

Liên Hiệp Quốc ước tính dân số của Ấn Độ sẽ là 1,4286 tỉ người vào giữa năm 2023, cao hơn so với dân số dự kiến 1,4257 tỉ người của Trung Quốc đại lục.

Các số liệu mới nhất được ghi nhận trên Bảng theo dõi dân số thế giới của Liên Hiệp Quốc, được cập nhật vào ngày 19/4.

Điều này đã nằm trong dự đoán trước đó, khi tốc độ tăng dân số của Trung Quốc chậm lại, với dân số năm ngoái tại nước này lần đầu tiên giảm kể từ đầu những năm 1960.

 

Liên Hiệp Quốc trước đó đã dự báo dân số Trung Quốc sẽ giảm xuống còn 1,313 tỉ người vào năm 2050 và giảm xuống dưới 800 triệu vào năm 2100. Các chuyên gia cho biết chính sách 1 con lâu đời của đất nước, được sửa đổi thành 2 con vào năm 2016 và 3 con vào năm 2021, đã góp phần vào sự suy giảm này.

Các số liệu của Liên Hiệp Quốc không bao gồm Hồng Kông, nơi ước tính có 7,5 triệu người, và Macao, ở mức 700.000 người.

Dân số Ấn Độ tăng trung bình 1,2% kể từ năm 2011, giảm từ mức 1,7% trong thập kỷ trước, theo số liệu của chính phủ Ấn Độ được Reuters trích dẫn.

Số liệu của Liên Hiệp Quốc cho thấy 26% dân số Ấn Độ nằm ở độ tuổi 10-24, so với mức 18% ở Trung Quốc, trong cùng độ tuổi này.

Dữ liệu điều tra dân số được công bố gần đây nhất của Ấn Độ là từ năm 2011.

Trong báo cáo Tình trạng dân số thế giới năm 2023, được công bố hôm 19/4, Quỹ Dân số Liên Hiệp quốc đã đề cập đến việc dân số thế giới vượt 8 tỉ người vào tháng 11/2022, đồng thời thảo luận về việc liệu tăng trưởng dân số có phải là mối lo ngại hay không.

Giám đốc Điều hành của cơ quan này, bà Natalia Kanem cho biết: “Tỉ lệ sinh sản của con người không phải là vấn đề cũng không phải là giải pháp đối với những thách thức như biến đổi khí hậu, đại dịch, xung đột, di cư hàng loạt và bất ổn kinh tế”.

Có thể bạn quan tâm:

 Xuất khẩu Trung Quốc sôi động trở lại, dấu hiệu phục hồi kinh tế?

Nguồn CNBC


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày