Thế giới

Mỹ: 31 ngân hàng lớn nhất sẽ mất 500 tỷ USD nếu khủng hoảng tài chính

Thứ Sáu | 06/03/2015 16:57

Con số này được Fed công bố kèm theo thông báo cho biết, tất cả 31 ngân hàng lớn nhất Mỹ đều đạt kỳ kiểm tra sức khỏe.

Nói cách khác, tất cả 31 ngân hàng lớn nhất Mỹ đều đủ điều kiện về vốn (có hệ số vốn cấp 1 tối thiểu ở mức 5%) để duy trì hoạt động cho vay khi kinh tế Mỹ đối mặt với một cú sốc tài chính lớn mà không được chính phủ hỗ trợ.

Cú sốc giả định mà Fed đưa ra gồm thị trường trái phiếu doanh nghiệp khủng hoảng, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 10%, giá nhà và cổ phiếu đồng loạt giảm mạnh.

Vượt qua kỳ kiểm tra sức khỏe của Fed đồng nghĩa với việc 31 ngân hàng lớn nhất Mỹ sẽ sớm được thông qua kế hoạch trả lãi cho các cổ đông bằng cổ tức hoặc mua lại cổ phiếu ngay trong tuần tới.

Tuy nhiên theo Fed, nhóm 31 ngân hàng này vẫn sẽ mất trắng 490 tỷ USD trong 9 quý liên tiếp nếu kinh tế Mỹ rơi vào kịch bản "cực kỳ khắc nghiệt" - gồm suy thoái sâu và các thị trường khủng hoảng. Trong đố, Morgan Stanley, Goldman Sachs và JPMorgan bị thiệt hại nhiều nhất.

 

Còn theo kết quả Fed vừa công bố, Morgan Stanley và Zions Bancorp là 2 ngân hàng có hệ số vốn cấp 1 thấp nhất, lần lượt ở 6,2% và 5,1%. Cổ phiếu của 2 ngân hàng này đồng loạt giảm ngay sau khi kết quả được công bố. Năm ngoái, hệ số vốn cấp 1 của Morgan Stanley chỉ đạt 6,1% trong khi Zions Bancorp lại trượt kỳ kiểm tra của Fed.

Khác với những năm trước, kỳ kiểm tra sức khỏe lần này của Fed có thêm sự tham gia của Deutsche Bank. Đây cũng là ngân hàng có hệ số vốn cấp 1 lớn nhất với 34,7%.

Ngoài ra, một số ngân hàng lớn như, Citigroup, HSBC chi nhánh Bắc Mỹ, JPMorgan và Bank of America, đều có hệ số vốn cấp 1 tăng mạnh. Ngược lại, Wells Fargo và Goldman Sachs lại cho thấy khả năng chống đỡ với khủng hoảng giảm sút khi hệ số vốn cấp 1 lần lượt giảm xuống 7,5% và 6,3% (kết quả năm 2014 của 2 ngân hàng là 8,2% và 6,8%).

Nguồn DVO/ Financial Times


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày