Thế giới

Nhà ngoại giao nữ Ấn Độ bị khám người sẽ rời Mỹ

Thứ Bảy | 11/01/2014 09:07

Nhà nữ ngoại giao Ấn Độ Khobragade đã bị khởi tố vì tội làm giả giấy tờ nhập cảnh, và chính phủ Mỹ yêu cầu cô lập tức rời khỏi nước này.

Vụ tố tụng gây nhiều sóng gió trong quan hệ Ấn Độ - Hoa Kỳcó lẽ sắp tới hồi kết thúc. Nhà nữ ngoại giao Ấn Độ Khobragade đã bị khởi tố vìtội làm giả mạo giấy tờ nhập cảnh, và chính phủ Mỹ yêu cầu cô lập tức rời khỏinước này.

Quan chức chính quyền Hoa Kỳ cho hay Washington đã chấp thuậnyêu cầu của Ấn Độ để chuyển côKhobragade tới phái đoàn Ấn Độ tại Liên Hợp Quốc. Sau đó, Nhà Trắng yêucầu New Delhi tước bỏ quyền miễn trừ ngoại giao mà việc chuyển vị trí đó đem lạicho cô. Ấn Độ bác bỏ yêu cầu nói trên dẫn tới việc Washington ra lệnh cho côKhobragade phải rời Mỹ.

Vậy nhà nữ ngoại giao Ấn Độ đã rời Mỹ chưa? Sự không rõ ràngvề việc cô Khobragade đã rời Mỹ hay chưa làm tin trên báo mâu thuẫn nhau.

Nhưng cụ thể thì hiện nay cô Khobragade vẫn ở nhà với con, ởManhattan, New York.

Vụ án gây sóng gió

Cô Khobragade sẽ phải rời Hoa Kỳ

Cô Khobragade là phó tổng lãnh sự tại New York của Ấn Độ, đãbị bắt giữ ngày 12/12/2013 với tội danh làm giả giấy tờ nhập cảnh và khai sai vềmức trả lương cho người giúp việc.

Việc cô bị khám toàn thân trong ngày bắt giữ đã khiến Ấn Độnáo động. Nó cũng khiến mối quan hệ song phương Ấn Mỹ xấu đi, làm đình trệ haichuyến thăm Ấn Độ của quan chức cao cấp Mỹ và một phái đoàn doanh nhân.

Rất giận dữ về lối đối xử với nhân viên ngoại giao của mình ẤnĐộ đã thực hiện nhiều biện pháp trả đũa như giảm thiểu đặc quyền đặc lợi chonhân viên ngoại giao Mỹ ở Ấn, ra lệnh Đại sứ quán Mỹ ở New Delhi đóng cửa câu lạcbộ cho Mỹ kiều.

Cơ quan bắt giữ, lực lượng cảnh sát liên bang (MarshalsService) coi chuyện khám toàn thân là thủ tục cơ bản dành cho bất cứ người mớibị bắt nào.

Vấn đề nổi cộm trong quan hệ song phương Ấn-Mỹ

Nhưng chuyện cô Khobragade chỉ là chóp của tảng băng trongquan hệ Ấn-Mỹ. Việc cô rời Hoa Kỳ không đảm bảo cơn thịnh nộ sẽ xẹpđi với bầu cử Ấn Độ diễn ra vào tháng 5/2014.

Vụ việc vạch rõ vấn đề nền tảng trong mối quan hệ songphương. Nó thể hiện thực tại không xứng với lời kêu gọi “là mối quan hệ mangtính đánh dấu thế kỷ 21” của tổng thống Obama hồi 2010.

Các nhà phê bình cho rằng chính quyền ông Obama đã không chúý đúng mức tới mối quan hệ với một quốc gia đóng vai đối trọng chiến lược vớiTrung Quốc và là một động cơ thúc đẩy kinh tế Hoa Kỳ. Hy vọng của Mỹ xây dựng mốiquan hệ kinh doanh mạnh mẽ hơn với Ấn Độ đã gặp nhiều trở ngại hành chính.

Tin cô Khobragade bị bắt và bị khám toàn thân được đưa trên truyền thông Ấn Độ, với sự phẫn nộ rộng rãi
Tin cô Khobragade bị bắt và bị khám toàn thân được đưa trên truyền thông Ấn Độ, với sự phẫn nộ rộng rãi từ nhân dân tới chính trị gia các đảng phái

Giới vận động hànhlang của tập đoàn Mỹ đang ngày càng bực bội. Các điều luật của Ấn Độ vềbán lẻ, công nghệ IT, thuốc men và sản phẩm năng lượng sạch đã gây nhiều tranhcãi. Các hãng Hoa Kỳ phàn nàn về hàng nhập khẩu “bất công” của Ấn, từ tôm tới ốngthép. Tháng 6/2013 hơn 170 nhà lập pháp Hoa Kỳ đã ký tên vào thư chung gửi ôngObama về các chính sách của Ấn Độ đang đe dọa việc làm của Hoa Kỳ.

Theo ông Daniel Markey thành viên của Hội đồng Quan hệ Đốingoại, vụ việc Khobragade khiến nó tỏ ra chính quyền Obama không để mắt theodõi kỹ quan hệ Ấn Độ. Vấn đề thường trực này đã có thể được giải quyết nhanhchóng với ít tai tiếng ầm ỹ hơn nhiều.

Hoa Kỳ nói sau khi cô Khobragade rời Mỹ chính phủ sẽ thực hiện các bước không để cô có visa trở lại Mỹ. Nếu cô trở lại sẽ có thể bị bắt.

Về người giúp việc của cô, Sangeeta Richard, vợ chồng này có khả năng sẽ được cấp visa "T-1" thuộc diện dành cho nạn nhân bị buôn người, cho phép họ làm việc ở Mỹ. Visa loại này có hạn bốn năm, và khi hết hạn họ có thể xin cư trú vĩnh viễn hợp pháp.

Nguồn Reuters/Dân Việt


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày