Cơn lũ thép giá rẻ Trung Quốc sẽ lại tràn vào Việt Nam?

Hà Linh Thứ Hai | 24/06/2019 19:00

Ảnh: WSJ.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang làm dấy lên lo ngại về việc thép giá rẻ Trung Quốc có thể tràn vào Việt Nam, kéo giá thép trên thị trường giảm mạnh.
Ảnh: WSJ.

Điều này khiến nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam đang cân nhắc tạm dừng kế hoạch triển khai lò cao số 3. Nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh, FHS, cho biết căng thẳng thương mại có thể khiến thép giá rẻ của Trung Quốc tràn vào Việt Nam và kéo theo giá thép trên thị trường giảm mạnh.

Xét về tổng thể, Việt Nam được coi là nước hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại, nhưng tình thế tiến thoái lưỡng nan của FHS cho thấy ngành công nghiệp sẽ chịu tác động nghiêm trọng. 

Con lu thep gia re Trung Quoc se lai tran vao Viet Nam?
Formosa có thể sẽ trở thành nhà sản xuất thép tích hợp lớn nhất Đông Nam Á. Ảnh: Asia.nikkei.com

Vốn đang mở rộng sản xuất dần dần, FHS hiện đang thận trong hơn do những bất ổn từ chiến tranh thương mại.

Tại Trung Quốc, giá thép đang giảm khi tăng trưởng kinh tế giảm tốc khiến nhu cầu tiêu thụ giảm. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng ngành thép toàn cầu sẽ dư thừa công suất và giá thép suy giảm, một điều mà ngành thép đã thoát ra được vài năm trước.

Việt Nam nhập khẩu hơn 8 triệu tấn cuộn cán nóng mỗi năm, 40% trong số đó là nhập từ Trung Quốc. Nếu không có thuế nhập khẩu đánh vào mặt hàng này, thép cán cuộn giá rẻ sẽ tiếp tục tràn vào Việt nam.

Thép cuộn cán nóng tại Việt Nam hiện được niêm yết ở mức 500 USD/tấn, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước. Theo FHS, giá thép sẽ giảm hơn nữa nếu nhập khẩu từ Trung Quốc tăng lên. Đối với FHS, điều này sẽ khiến lợi nhuận giảm, ngay cả khi doanh số tăng.

Con lu thep gia re Trung Quoc se lai tran vao Viet Nam?
Việt Nam hiện đang là nước tiêu thụ thép lớn nhất khu vực. So sánh tiêu thụ thép tại Việt Nam và các nước vào năm 2013 và 2018.  Ảnh: Asia.nikkei.com

"Cạnh tranh với hàng nhập khẩu đang ngày càng gay gắt" ông Chen nói.

FHS được cho là đang lên kế hoạch xây dựng hai lò cao với công suất tương đương các lò hiện tại. Tổng chi phí, bao gồm các chi phí liên quan, có thể lên tới 4 tỷ USD. Khi một lò cao bắt đầu hoạt động, nó khó có thể dừng lại. Do đó, FHS dự định sẽ đánh giá cẩn thận xem cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ kéo dài trong bao lâu.

►Thép Trung Quốc "tránh bão" ở thị trường Việt Nam

►Hơn nửa sắt, thép Việt Nam xuất khẩu vào thị trường nào?

►Việt Nam áp thuế chống bán phá giá thép nhập khẩu

Khi nền kinh tế Việt Nam phát triển, nhu cầu về vật liệu xây dựng cũng tăng, khiến đất nước trở thành nước tiêu thụ thép lớn nhất Đông Nam Á. Năm 2016, Việt Nam đã vượt qua Thái Lan về sử dụng thép thành phẩm. Năm 2018, Việt Nam tiêu thụ thép trung bình 22,3 triệu tấn thép, tăng 3% so với năm trước.

Tính theo đầu người, Việt Nam tiêu thụ khoảng 240 kg thép mỗi năm, gấp bốn lần so với Indonesia. Khi những ngôi nhà bê tông cốt thép ngày một phổ biến ở Việt Nam, "những ngôi nhà kiên cố sử dụng nhiều sắt được ưu tiên so với các nước láng giềng", đại diện nhà giao dịch Nhật Bản cho biết.

Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn so với các nước trong khu vực. Đầu tư vào đường sắt đô thị và các cơ sở hạ tầng đang tăng mạnh. Việc các doanh nghiệp nước ngoài xây dựng cơ sở sản xuất tại Việt Nam, dẫn đến việc tiêu thụ nhiều thép hơn.

Việc cung cấp các sản phẩm thép cho sản xuất ô tô dự kiến cũng sẽ tăng. Ngày 17/06 vừa qua, Vingroup đã bắt đầu bán những chiếc xe được thiết kế và sản xuất tại Việt Nam. Tập đoàn đã xây dựng nhà máy có dây chuyền sản xuất ô tô với công suất 250.000 xe mỗi năm. Trong tương lai, con số này có thể nâng lên 500.000. Nhưng để làm được điều này, họ cần một nhà máy sản xuất thép tấm chất lượng cao. 

Với kỳ vọng nhu cầu theo trong nước sẽ tăng lên, CTCP Tập đoàn Hòa Phát sẽ bắt đầu vận hành lò cao với công suất hàng năm là 1 triệu tấn tại tỉnh Quảng Ngãi, dự kiến vào cuối tháng 6.2019. Hòa Phát có kế hoạch nâng công suất lên 4 triệu tấn trong năm tới.

Khi kế hoạch nâng công suất của FHS hoàn thành, hai công ty sẽ có thể sản xuất tổng cộng khoảng 26,5 triệu tấn thép, tương đương gần 30% công suất thép thô của Nhật Bản – nơi có công suất thép thô lớn thứ 3 thế giới. 

Đầu thế kỷ này, ngành thép toàn cầu đã chịu tác động do giá thép giảm mạnh. Nguyên nhân là do Trung Quốc đã bán phá giá thép trên thị trường. Trung Quốc chiếm khoảng 50% sản lượng thép toàn cầu.

Mặc dù Trung Quốc đã giảm công suất thép, nhưng một lần nữa họ lại tìm đến thị trường nước ngoài để tìm đầu ra cho các sản phẩm thép khi nhu cầu trong nước thu hẹp vì cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Và. một lần nữa, các lô hàng thép giá rẻ từ Trung Quốc nhiều khả năng sẽ lại gây bất ổn cho thị trường toàn cầu.

Nguồn Nikkei Asian Review


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày