Bất động sản

Nhiều “lực cản” để giải quyết bài toán nhà ở

Tiến sĩ Sử Ngọc Khương Thứ Năm | 03/11/2022 15:20

Tiến sĩ Sử Ngọc Khương tại sự kiện của NCĐT. Ảnh: NCĐT

Bối cảnh cả trong quá khứ và hiện tại, chúng ta bị nhiều lực cản để giải quyết bài toán nhà ở.
Tiến sĩ Sử Ngọc Khương tại sự kiện của NCĐT. Ảnh: NCĐT

Góp mặt tại sự kiện Tọa đàm Đô Thị Phục Sinh và Lễ vinh danh bình chọn Bất động sản tiêu biểu Việt Nam 2022 do Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức, tiến sĩ Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, Phó viện trưởng Viện Tin học và Kinh tế ứng dụng đã có những chia sẻ về bài toán nhà ở hiện nay. 

 

Tỉ lệ đô thị hóa trên bình diện chung ở Việt Nam khoảng 36-37%, ở TP. HCM là trên 42%. Như vậy, nhu cầu nhà ở là rất lớn, nhưng bối cảnh cả trong quá khứ và hiện tại, chúng ta bị nhiều lực cản để giải quyết bài toán nhà ở. Thứ nhất đó là quỹ đất. Thứ hai là thủ thục phê duyệt pháp lý về dự án còn phức tạp và khó khăn. Và vừa qua, nguồn vốn liên quan đến tín dụng, liên quan đến kiểm soát về trái phiếu thì dẫn đến  hầu hết các nhà phát triển bất động sản rất là khó khăn và nhu cầu bức bách của xã hội trong việc là nhà ở. Đối với nhà ở đô thị theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng là 25 m2 sàn/ đầu người thì thật sự chúng ta chưa đáp ứng được.

Đây là một bài toán không chỉ ở TP.HCM hay Hà Nội mà các nước trên thế giới cũng vậy. Bài toán nhà ở tại các đô thị lớn luôn là những câu chuyện. Ví dụ, chúng ta thấy rằng ở khu vực Tokyo thì người ta đi làm từ thành phố này sang thành phố kia, bằng tàu điện, bằng các cái phương tiện khác, khoảng 1 tiếng đến 1 tiếng rưỡi là bình thường. Do đó, nó hình thành một hệ sinh thái xung quanh đô thị, ví dụ như ở TP.HCM thì có liên quan đến Long An, Bình Dương, Đồng Nai.

Ví dụ như trước đây, nếu đã có trong tay 1 tỉ đồng, chúng ta có thể vay thêm 1 tỉ đồng để mua được căn hộ chung cư. Tuy nhiên, bây giờ để mua được căn nhà đó thì nó không phải là 2 tỉ mà là 3 tỉ đồng. Do vậy, lượng tích lũy của người dân phải nhiều hơn và với cái bối cảnh lãi suất như hiện tại thì người ta phải trả tiền lãi nhiều hơn. Do vậy thì khuynh hướng đẩy người dân có thu nhập vừa phải và thấp ra vùng cận biên của TP. HCM, ví dụ như Long An, Bình Dương và Đồng Nai.

Vì bài toán nhà ở là bài toán cả một đời người. Đối với người dân, so với thu nhập bình quân đầu người khoảng 3.500-4.000 USD/năm thì không biết bao nhiêu năm chúng ta có được một căn hộ khoảng 2 đến 3 tỉ đồng. Do vậy, áp lực và khuynh hướng đô thị hóa mà được hưởng lợi ở các thành phố vệ tinh ở các nước trên thế giới là như nhau.

Tiến sĩ Sử Ngọc Khương tại sự kiện
Tiến sĩ Sử Ngọc Khương tại sự kiện của NCĐT. Ảnh: NCĐT

Đối với bài toán nhà ở, thì trong thời gian vừa qua, khoảng ít nhất 10-15 năm thì các doanh nghiệp bất động sản lớn ở TP.HCM họ đã có những quỹ đất rất là lớn. Như vậy, họ đã tính toán trước bài toán về quỹ đất. "Làm bất động sản có vốn mà không có quỹ đất là thua", ông Khương nói. 

Do vậy, các quỹ đất lớn của các nhà đầu tư họ đã sẵn sàng. Nhưng việc mà phát triển đô thị vệ tinh nó có gồm những bài toán sau đây. Thứ nhất, bài toán là hạ tầng giao thông. Bài toán thứ hai là bài toán về kinh tế đô thị và bài toán thứ ba là bài toán về xã hội học. 

Khi chúng ta nhìn vào bức tranh nhà ở, chúng ta nghe thấy nghèo đa chiều, tức là ở các đô thị lớn mà nghèo và không có tiền thì mọi người có thể hình dung chúng ta không được đi học bởi vì học phí, không có công ăn việc làm, không có nhà ở, nghèo đa chiều trong bài toán kinh tế thì cực kỳ khó khăn hơn ở các cái vùng ven. Theo ông Khương, ở thành phố lớn, nghèo đa chiều trong bài toán kinh tế là cực kỳ khó khăn

Có thể bạn quan tâm:

Bình chọn Bất động sản Tiêu biểu 2022: Những mảnh ghép mới của thị trường


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày