Công Nghệ

Mức phạt kỷ lục của Trung Quốc đối với Alibaba là "tấm gương" cho các tập đoàn công nghệ

Phùng Mỹ Thứ Hai | 12/04/2021 17:34

Theo cơ quan quản lý ở Bắc Kinh, Alibaba chấp nhận phán quyết và từ bỏ quyền kháng cáo hoặc tổ chức một phiên điều trần công khai. Ảnh: Reuters.

Bắc Kinh sẽ thắt chặt giám sát lĩnh vực công nghệ trong dài hạn.
Theo cơ quan quản lý ở Bắc Kinh, Alibaba chấp nhận phán quyết và từ bỏ quyền kháng cáo hoặc tổ chức một phiên điều trần công khai. Ảnh: Reuters.

Theo SCMP, kỷ lục tiền phạt của Trung Quốc về một trong những doanh nghiệp lớn nhất nước này cho thấy rằng cơ quan quản lý chống độc quyền ngày càng có thẩm quyền trong việc áp dụng các quy tắc thị trường, kiềm chế các công ty công nghệ lớn.

Hình phạt nặng với Alibaba

Cơ quan Quản lý Nhà nước Trung Quốc về Quy chế Thị trường đã vạch ra định nghĩa về thị trường, vai trò của Alibaba Group Holding với tư cách là người tham gia, các giao dịch của công ty với các thương gia và khách hàng trước khi áp dụng hình phạt 18,2 tỉ nhân dân tệ (2,8 tỉ USD) đối với công ty thương mại điện tử lớn nhất thế giới.

“Đây là một cột mốc quan trọng cung cấp thông tin tham khảo cho tương lai. Bởi, Trung Quốc chưa từng có trường hợp tiền lệ về cách xác định lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường từ góc độ chống độc quyền”, Giám đốc điều hành Zhai Wei của Trung tâm Nghiên cứu Luật Cạnh tranh cho biết.

Khoản tiền phạt tương đương 4% doanh thu năm 2019 của Alibaba. Tuy nhiên, số tiền này không tuân theo mức tối đa 10% theo quy định của luật chống độc quyền Trung Quốc. Đây được coi là hậu quả sau gần 4 tháng điều tra bắt đầu vào đêm Giáng sinh năm ngoái.

Trung Quốc dẫn đầu về thị trường cho vay công nghệ lớn. Ảnh: BIS.
Trung Quốc dẫn đầu về thị trường cho vay công nghệ lớn. Ảnh: BIS.

Theo cơ quan quản lý ở Bắc Kinh, Alibaba chấp nhận phán quyết và từ bỏ quyền kháng cáo hoặc tổ chức một phiên điều trần công khai.

Người sáng lập kiêm cựu chủ tịch Alibaba Jack Ma (bên trái) và CEO Daniel Zhang tại Sở giao dịch chứng khoán New York trong Ngày hội mua sắm toàn cầu 11.11.2015 của Tập đoàn Alibaba. Ảnh: Reuters.
Người sáng lập kiêm cựu chủ tịch Alibaba Jack Ma (bên trái) và CEO Daniel Zhang tại Sở giao dịch chứng khoán New York trong Ngày hội mua sắm toàn cầu 11.11.2015 của Tập đoàn Alibaba. Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, cuộc điều tra về hoạt động kinh doanh của Alibaba đã phát hiện ra ba lĩnh vực quan trọng mang tính định hướng cho những tập đoàn công nghệ lớn của Trung Quốc, đặc biệt là những lĩnh vực vận hành nền tảng trong các phân khúc thị trường tập trung cao độ.

Các cơ quan quản lý đã bắt kịp tốc độ internet của các doanh nhân công nghệ Trung Quốc và tạo ra những “vùng cấm” về quy định xung quanh, đặc biệt là những thứ đe dọa sự ổn định tài chính trong đại dịch COVID-19.

Những lập luận của Alibaba

Trước hết là định nghĩa về thị trường. Alibaba lập luận rằng Tmall không phải là độc quyền trong thị trường doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) và điều đó nên được tách biệt khỏi nền tảng của Taobao - nơi cho phép các thương gia nhỏ và cá nhân bán cho người mua hàng (C2C).

Cơ quan quản lý đã phán quyết rằng hai phân khúc là các bộ phận của cùng một “thị trường dịch vụ nền tảng bán lẻ trực tuyến”. Điều đó khiến việc xác định Alibaba là “người chơi” thống trị trở nên dễ dàng hơn khi cả Tmall và Taobao đều được xem xét.

Ngoài chống độc quyền, các cơ quan chính phủ được cho là đang xem xét kỹ lưỡng các bộ phận khác trong đế chế của Ma, bao gồm các doanh nghiệp cho vay tiêu dùng của Ant Group và các phương tiện truyền thông rộng rãi của Alibaba.

Ảnh: Bloomberg.
Ảnh: Bloomberg.

Thứ hai là liệu Alibaba có chiếm ưu thế trong phân khúc thị trường của mình hay không. Thị phần của công ty trên thị trường đạt mức 50% ngay cả khi sự thống trị của nó giảm từ 76% vào năm 2015 xuống còn 62% vào năm 2019, theo Cơ quan Quản lý Nhà nước Trung Quốc về Quy chế Thị trường. 

Cổ phiếu Alibaba tăng đột biến trong khi Tencent, Meituan trượt giá khi sự không chắc chắn vẫn tồn tại. Ảnh: Bloomberg.
Cổ phiếu Alibaba tăng đột biến trong khi Tencent, Meituan trượt giá khi sự không chắc chắn vẫn tồn tại. Ảnh: Bloomberg.

Cơ quan quản lý cho biết Alibaba có khả năng thực hiện “quyền kiểm soát thị trường mạnh mẽ” thông qua các nền tảng thương mại điện tử của mình, đủ để chế ngự các thương gia, do lợi thế tài chính và công nghệ mạnh mẽ.

Và sẽ tốn kém khi các thương gia chuyển sang các dịch vụ thay thế từ nền tảng của Alibaba. Do đó, Cơ quan Quản lý Nhà nước Trung Quốc về Quy chế Thị trường đã phán quyết rằng Alibaba có vị trí thống lĩnh thị trường, đáp ứng điều kiện quan trọng để áp đặt sự giám sát của cơ quan quản lý chống độc quyền.

Điểm tranh cãi thứ ba là liệu Alibaba có ép buộc các thương gia vào các giao dịch độc quyền, buộc họ phải “chọn 1 trong 2” các lựa chọn không đồng đều thông qua các điều khoản hợp đồng. Giám đốc quan hệ công chúng Wang Shuai của Alibaba lập luận rằng: bất kỳ sự độc quyền nào với các thương gia đều là "tự nguyện" bởi vì công ty phải cung cấp các biện pháp tiếp thị và hỗ trợ khác.

Người dùng Internet di động ở Trung Quốc. Ảnh: China Internet Network Information Centre.
Người dùng Internet di động ở Trung Quốc. Ảnh: China Internet Network Information Centre.

Phó giáo sư luật Henry Gao của Đại học Quản lý Singapore cho biết, trường hợp chống độc quyền của Alibaba có thể khiến các công ty internet Trung Quốc khác phải tự kiểm tra hoạt động kinh doanh của mình. 

Khi làm như vậy, chính phủ Trung Quốc có thể đạt được nhiều tác động hơn với chi phí ít hơn.

 

Khoản tiền phạt đối với Alibaba hơn gấp 3 lần mức phạt đối với Qualcomm vào năm 2015 và tương đương với 12% thu nhập ròng của công ty trong năm tài chính 2020. 

Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Daniel Zhang cho biết, Alibaba luôn phản ánh và thích nghi khi đối mặt với thách thức.

Giá cổ phiếu của Alibaba giảm 4,5% tại Hồng Kông kể từ đêm Giáng sinh năm ngoái, trong khi đó Tencent Holdings tăng 11,6% và Baidu tăng 15% ở New York trong cùng kỳ.

Có thể bạn quan tâm:

Alibaba thâu tóm chuỗi siêu thị hàng đầu Trung Quốc với giá 3,6 tỉ USD


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày