Kinh Doanh

GDP quý I được dự báo tăng 6,1% so với cùng kỳ

Ngọc Tâm Thứ Ba | 26/03/2024 16:56

Theo Standard Chartered, dữ liệu tháng 3 có dấu hiệu phục hồi sau dịp Tết Nguyên Đán, nhờ doanh số bán lẻ. Ảnh: TL.

Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP quý I duy trì ở mức vừa phải trước lạm phát gia tăng.
Theo Standard Chartered, dữ liệu tháng 3 có dấu hiệu phục hồi sau dịp Tết Nguyên Đán, nhờ doanh số bán lẻ. Ảnh: TL.

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý I của Việt Nam duy trì ở mức vừa phải, đạt 6,1% so với cùng kỳ năm 2023, (mức 6,7% hồi quý IV). Ngân hàng giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP của cả năm 2024 ở mức 6,7%, trong đó GDP sẽ tăng tốc từ 6,2% trong nửa đầu năm lên mức 6,9% trong nửa cuối năm nay.

Theo Standard Chartered, dữ liệu tháng 3 có dấu hiệu phục hồi sau dịp Tết Nguyên đán, nhờ doanh số bán lẻ. Tăng trưởng doanh số bán lẻ được dự báo tăng trưởng ở mức 9,2% trong tháng 3, so với cùng kỳ năm 2023; xuất khẩu được dự báo hồi phục ở mức 5,2% so với cùng kỳ; nhập khẩu đạt mức 5%.

Thặng dư thương mại có thể thu hẹp xuống 0,8 tỉ USD. Lạm phát có thể tăng lên mức 4,2% trong tháng 3 so với cùng kỳ (từ mức 4% trong tháng 2). Giá dịch vụ giáo dục, nhà ở (vật liệu xây dựng) và thực phẩm đã thúc đẩy lạm phát trong thời gian gần đây. Để nguồn FDI phục hồi mạnh mẽ thì sẽ cần tăng trưởng GDP nhanh hơn. 

 

Ông Tim Leelahaphan, Chuyên gia kinh tế Việt Nam và Thái Lan, Ngân hàng Standard Chartered chia sẻ: “Mặc dù khả năng tăng trưởng quý I có chậm lại nhưng chúng tôi cho rằng Việt Nam vẫn giữ đà phục hồi. Tuy nhiên, ngân hàng cũng thận trọng trước tổng quan tăng trưởng của nửa đầu năm do những thách thức đến từ thương mai toàn cầu”. 

Standard Chartered dự báo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ giữ lãi suất tái cấp vốn ở mức 4,5% cho đến hết quý III/2024 và tăng 50 điểm cơ bản trong quý IV, trước lo ngại về lạm phát do tăng trưởng. 

Trước đó, báo cáo về Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Purchasing Managers' Index (PMI)  của S&P Global cho thấy, ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng nhẹ trong tháng 2 khi cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng tháng thứ 2 liên tiếp. Đà tăng trưởng duy trì đã giúp việc làm tăng trở lại, trong khi niềm tin kinh doanh tăng thành mức cao của một năm. Số lượng đơn đặt hàng mới tăng nhẹ tháng thứ 2 liên tiếp, và một số người trả lời khảo sát cho rằng nguyên nhân khiến tổng số lượng đơn đặt hàng mới tăng là do số lượng đơn đặt hàng mới từ nước ngoài đã cải thiện. Tuy nhiên, tốc độ tăng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã chậm lại, và mức tăng chỉ là nhẹ. 

Số lượng đơn đặt hàng mới tăng đã khuyến khích các nhà sản xuất tăng số lượng nhân viên lần đầu tiên trong 4 tháng, và mức tăng là cao nhất trong thời gian một năm. Tuy nhiên, một số người trả lời khảo sát cho biết họ chỉ tuyển dụng nhân công mới tạm thời.

Với số lượng việc làm tăng và khi mức tăng của số lượng đơn đặt hàng mới vẫn còn thấp, các công ty đã có thể hoàn thành lượng công việc tồn đọng lần đầu tiên trong 3 tháng. 

Có thể bạn quan tâm 

Đường bay khó của Pacific Airlines


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày