Kinh Doanh

Ông Nguyễn Thiện Nhân nêu 5 lý do vì sao Việt Nam nghèo

Thứ Năm | 30/10/2014 21:01

Có 5 lý do trả lời cho câu hỏi vì sao năng suất lao động của Việt Nam thấp tương đương với câu hỏi vì sao Việt Nam nghèo.

Phát biểu ý kiến trong phiênthảo luận về các vấn đề kinh tế xã hội năm 2014 và nhiệm vụ 2015, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặttrận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, đại biểu Quốc hội đoàn Bắc Giang đề cập vấn đề năng suấtlao động thấp của Việt Nam và thu nhập của người nông dân thấp cũng như các giải pháp để giải quyếttình trạng này.

Năng suất thấp không hẳn do trình độ nghềnghiệp

Về thông tin đề cập năng suất lao động của người Việt Nam năm 2013được xếp vào nhóm thấp nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Chủ tịch UBTW MTTQ Nguyễn Thiện Nhâncho rằng do không được thông tin đầy đủ về cách tính năng suất lao động của ILO nên có ý kiến chorằng do trình độ nghề nghiệp của lao động Việt Nam thấp là nguyên nhân chính của tình trạngtrên.

Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân cho rằng nhận định như vậy là chưa phảnánh đúng bản chất kinh tế của khái niệm năng suất lao động và thực tế của Việt Nam vì năng suất laođộng là kết quả phát triển lâu dài của một đất nước và do một hệ thống nhiều yếu tố chi phối, khôngphải chỉ do trình độ nghề nghiệp lao động.

"Tổ chức ILO tính năng suất như sau: năng suất lao động bằng tổng sản phẩm nội địa chia cho tổng sốngười làm việc trong nền kinh tế, tức là năng suất lao động được đo bằng sản phẩm nội địa theo đầungười. Như vậy, khi tỷ lệ người làm việc trong dân số các nước xấp xỉ nhau thì so sánh năng suấtlao động giữa các nước cũng tương đương như so sánh tổng sản phẩm nội địa theo đầu người giữa cácnước", ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết.

Theo phân loại của WB, một quốc gia có tổng sản phẩm nội địa dưới1.000 USD/năm được xếp vào nước nghèo. Việt Nam đã thoát nghèo vào năm 2008, lúc đó sản phẩm nộiđịa đầu người của Singapore là gần 40.000 USD, gấp Việt Nam hơn 34 lần; của Nhật Bản gần 38.000USD, gấp 33 lần của Việt Nam; của Hàn Quốc gấp Việt Nam 18 lần; Malaysia gấp 7 lần; Thái Lan gấp3,6 lần.Vì sao năng suất lao động của Việt Nam thấp?

Theo Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân, có 5 lý do trả lời cho câu hỏi vìsao năng suất lao động của Việt Nam thấp tương đương với câu hỏi vì sao Việt Nam nghèo.

Trước hết, xuất phát điểm của Việt Nam và các nước rất khác nhau:trình độ phát triển, hạ tầng cơ sở, nhân lực, thiết bị công nghệ, cơ cấu nền kinh tế, trình độ khoahọc, mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật.

Khả năng tự tích lũy của nền kinh tế còn thấp. Ông Nguyễn Thiện chorằng để sản xuất không chỉ cần lao động mà phải có thiết bị công nghệ, xu hướng phát triển của nhânloại là từ sản xuất thủ công, chi phí công cụ sản xuất thấp chuyển sang sản xuất cơ khí hóa, chiphí thiết bị công nghệ cao hơn và tiến lên sản xuất tự động hóa thì chi phí máy móc thiết bị còncao hơn, sử dụng ít lao động hơn.

"Quá trình tăng năng suất lao động của loài người luôn đi đôi với điều kiện tăng mức trang bị kỹthuật công nghệ cho lao động. Như vậy phải có vốn đầu tư, phải tăng vốn đầu tư, cơ khí hóa, tự độnghóa, tin học hóa sản xuất. Một nước nghèo thì khả năng tự tiết kiệm để đầu tư là hạn chế, do vậyphải có một quá trình tích lũy vốn và đầu tư hàng chục năm mới thực hiện được cơ khí hóa, tự độnghóa và tin học hóa nền kinh tế. Khả năng tự tích lũy để tái đầu tư thấp dẫn tới tình trạng cácdoanh nghiệp Việt Nam chưa tham gia vào đầy đủ các khâu, chuỗi sản xuất hàng hóa, do đó giá trị giatăng chưa cao", ông Nguyễn Thiện Nhân phân tích.

Ông Nguyễn Thiện Nhân cho rằng trình độ công nghệ thấp, lạc hậu.Các DN sử dụng công nghệ trung bình thấp chiếm gần 29%; các doanh nghiệp sử dụng công nghệ trungbình cao 10%; DN sử dụng công nghệ cao chỉ khoảng 2%. Như vậy, thực trạng 88% DN Việt Nam có côngnghệ trung bình và trung bình thấp là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng năng suất lao động thấpvà thu nhập đầu người thấp ở Việt Nam. Để khắc phục tình trạng này, phải tăng đầu tư, phải bổ sunghiện đại hóa thiết bị công nghệ ở hầu hết các DN trong nước.

Một nguyên nhân khác là nền kinh tế của ta vẫn sử dụng nhiều laođộng trong nông nghiệp và trình độ lao động nói chung còn thấp. Mặc dù cơ cấu kinh tế nước tachuyển dần từ nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ nhưng lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm tỷtrọng lớn.

Và cuối cùng chính là khoa học chậm phát triển, đầu tư cho KHCN cònthấp.

Ngoài các lý do trên, theo Chủ tịch UBTW MTTQ Nguyễn Thiện Nhân cònnhiều yếu tố khác liên quan tới câu hỏi vì sao một quốc gia lại nghèo, năng suất lao động thấp: Đólà sản xuất công nghiệp theo phương thức gia công là chủ yếu; sản xuất nông nghiệp chủ yếu bánnguyên liệu và xuất khẩu thô; tiến độ cổ phần hóa, tái cơ cấu DNNN còn chậm; chính sách kinh tế vĩmô còn bất hợp lý, chưa khai thác đầy đủ cơ hội của thị trường thế giới trong quá trình hội nhậpquốc tế và toàn cầu hóa.

Đặt vấn đề và trả lời câu hỏi liệu lao động Việt Nam có khả nănglàm chủ công nghệ hiện đại năng suất cao hay không, Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân cho biết, trong lĩnhvực công nghiệp tại các nhà máy do người nước ngoài đầu tư như Intel, Toyota, Samsung… người ViệtNam hoàn toàn có thể làm chủ công nghệ kỹ thuật hiện đại đạt nâng suất kỹ thuật không thua kém laođộng các nước trong khi chi phí lao động chỉ bằng 1/10, 1/20 các nước./.

Nguồn VOV News


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày