Bắc Kinh hứng chịu trận bão cát tồi tệ nhất trong một thập kỷ

Phùng Mỹ Thứ Tư | 17/03/2021 14:32

Giao thông trên đường vành đai thứ hai ở Bắc Kinh. Ảnh: The New York Times.

Ô nhiễm là một thách thức nguy hiểm khi các quan chức Trung Quốc tiếp tục ưu tiên phát triển kinh tế.
Giao thông trên đường vành đai thứ hai ở Bắc Kinh. Ảnh: The New York Times.

Theo Deutsche Welle, Bắc Kinh và các khu vực phía tây bắc Trung Quốc đã bị bao phủ trong một lớp bụi dày do gió lớn thổi vào từ sa mạc Gobi hôm 15.3.

Hơn 400 chuyến bay đã bị hủy bỏ tại cả 2 sân bay của Bắc Kinh, các tòa nhà chọc trời bị che khuất trong màn sương mù dày đặc màu nâu và giao thông buổi sáng thứ hai bị tắc nghẽn do hạn chế tầm. 

"Đây là trận bão cát dữ dội nhất mà Trung Quốc từng chứng kiến ​​trong 10 năm qua", Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc cho biết.

Cơn bão bụi lớn nhất và mạnh nhất trong một thập kỷ đã xuất hiện sau nhiều tuần sương mù, gợi lại “những thảm họa hàng không” mà Trung Quốc thường trải qua vài năm trước, buộc chính phủ phải nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị và sức khỏe cộng đồng.

Những nỗ lực đó đã cải thiện đáng kể về chất lượng không khí, đặc biệt là xung quanh thủ đô Bắc Kinh. Tuy nhiên, trong tuần này, 3 lực tác động gồm sự phục hồi của nền công nghiệp hậu COVID-19, tác động liên tục của biến đổi khí hậu lên các sa mạc phía bắc Trung Quốc và một cơn bão cuối mùa đông đã kết hợp lại để tạo ra một cơn bão bụi nguy hiểm, ngột ngạt.

Giám đốc chính sách năng lượng và khí hậu cao cấp Lý Thạc của tổ chức Hòa bình xanh Đông Á cho biết: “Điều xảy ra ở Bắc Kinh là một cuộc khủng hoảng sinh thái”.

 

Cho đến nay, các chất ô nhiễm công nghiệp xung quanh Bắc Kinh đã vượt quá mức trung bình hàng năm của 4 năm qua. Tác động của ô nhiễm không khí đã được cảm nhận trên hầu hết miền bắc Trung Quốc. Các phép đo Chỉ số Chất lượng Không khí, do Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ đặt ra, đã vượt quá mức nguy hiểm đối với các hạt liên quan đến cát và bụi trong không khí. Các chất ô nhiễm hoặc vật chất dạng hạt đặc biệt có hại, cũng ở mức cao nguy hiểm.

Các thành phố của Trung Quốc, đặc biệt là các thành phố phía bắc, có mức độ ô nhiễm không khí tồi tệ nhất thế giới. Ở Bắc Kinh, khói bụi là phổ biến, nhưng bão cát khiến việc hít thở cũng trở nên nguy hiểm. Ảnh: AP.
Các thành phố của Trung Quốc, đặc biệt là các thành phố phía bắc, có mức độ ô nhiễm không khí tồi tệ nhất thế giới. Ở Bắc Kinh, khói bụi là phổ biến, nhưng bão cát khiến việc hít thở cũng trở nên nguy hiểm. Ảnh: AP.

Tại Bắc Kinh, chính quyền yêu cầu trẻ em, người già và người bệnh ở trong nhà và những người khác tránh ra ngoài nếu không thực sự cần thiết. Tình trạng ô nhiễm khiến không khí chuyển sang màu vàng cam vào buổi sáng và xám như súp vào buổi chiều.

Quang cảnh Tử Cấm Thành trong cơn bão bụi. Ảnh: The New York Times.
Quang cảnh Tử Cấm Thành trong cơn bão bụi. Ảnh: The New York Times.

Anh Vương Vệ, một sinh viên 23 tuổi tốt nghiệp đại học vừa chuyển đến Bắc Kinh cho biết: “Tôi không thể nhìn thấy tòa nhà bên kia đường. Tôi không nghĩ bầu trời có thể có màu vàng như thế này”.

Ô nhiễm môi trường vẫn là một vấn đề nhạy cảm về mặt chính trị đối với sự lãnh đạo của chính quyền Trung Quốc. Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhiều lần kêu gọi một “cuộc cách mạng xanh” trong nền kinh tế Trung Quốc. Năm ngoái, ông đã cam kết rằng Trung Quốc sẽ đẩy nhanh nỗ lực giảm lượng khí thải carbon - nhân tố góp phần gây ra biến đổi khí hậu.

Có thể bạn quan tâm:

Nóng lên toàn cầu đẩy các vùng nhiệt đới vượt giới hạn sống của con người


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày