Phát triển bền vững

Kế hoạch trở thành Trung tâm tài chính và Công nghệ Xanh toàn cầu của Hong Kong

Cẩm Tú Thứ Năm | 29/02/2024 16:59

Ước tính toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ cần đầu tư tới 66.000 tỉ USD vào các khoản đầu tư liên quan đến khí hậu trong 30 năm tới. Ảnh: T.L

Hong Kong đang tổ chức Tuần lễ Xanh lần thứ nhất, gồm 18 diễn đàn như Diễn đàn Công nghệ Xanh Hong Kong, Diễn đàn Nghiệp vụ Khí hậu...
Ước tính toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ cần đầu tư tới 66.000 tỉ USD vào các khoản đầu tư liên quan đến khí hậu trong 30 năm tới. Ảnh: T.L

Kéo dài trong 6 ngày, Chuỗi sự kiện Tuần lễ Xanh của Hong Kong sẽ thu hút hơn 5.000 lượt người tham gia từ nhiều khu vực, cũng như các lãnh đạo hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh và tài chính toàn cầu.

Ban tổ chức hy vọng tận dụng cơ hội này để thiết lập một nền tảng tương tác đa lĩnh vực, liên ngành nhằm thúc đẩy trao đổi và hợp tác giữa công nghệ xanh và phát triển tài chính.

Phát biểu tại lễ khai mạc Diễn đàn Công nghệ Xanh, Giám đốc Sở Tài chính Hong Kong Paul Chan cho biết, tất cả các nơi trên thế giới đang nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi xanh và ít carbon. Xu hướng đó đang làm thay đổi căn bản mô hình phát triển. Theo Paul Chan, xanh là nền tảng cho sự phát triển chất lượng cao và Hong Kong có lợi thế đáng kể để phát triển thành “trung tâm tài chính xanh và công nghệ xanh quốc tế”.

xanh là nền tảng cho sự phát triển chất lượng cao và Hong Kong có lợi thế đáng kể
Xanh là nền tảng cho sự phát triển chất lượng cao tại Hong Kong. Ảnh: TL.

Ông này cũng nhấn mạnh rằng Hong Kong có thể hoạt động như một "siêu liên hệ xanh" để tập hợp các quỹ toàn cầu và chuỗi ngành nghề nhằm kết nối hiệu quả các ngành công nghiệp xanh.

Cho đến nay, chính quyền Hong Kong đã phát hành tổng cộng khoảng 25 tỉ USD trái phiếu xanh bằng các loại tiền tệ, thời hạn và hình thức khác nhau, tài trợ cho một số dự án xanh ở Hong Kong và cung cấp các tiêu chuẩn quan trọng cho thị trường.

Lô trái phiếu xanh chính quyền được mã hóa đầu tiên trên thế giới đã được phát hành vào năm 2023 và gần đây, Hong Kong đã phát hành nhiều loại trái phiếu xanh kỹ thuật số với tổng giá trị khoảng 6 tỉ HKD (767 triệu USD), tích hợp một số cải tiến công nghệ và nhận được phản ứng tích cực của thị trường.

Cơ quan Quản lý Tiền tệ Hong Kong cho biết tính đến cuối tháng 9/2023, đã có hơn 200 quỹ ESG (môi trường, xã hội và quản trị) được Ủy ban Chứng khoán công nhận, với tổng tài sản được quản lý đạt tới 159 tỉ USD.

Hong Kong là khu vực đầu tiên ở châu Á yêu cầu các ngành liên quan phải công bố thông tin gắn với khí hậu vào hoặc trước năm 2025. Đây cũng là thị trường đầu tiên triển khai danh mục phân loại xanh chung do Trung Quốc đại lục và Liên minh châu Âu (EU) cùng phát triển, nhằm thúc đẩy dòng vốn khí hậu xuyên biên giới.

Ước tính toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ cần đầu tư tới 66.000 tỉ USD vào các khoản đầu tư liên quan đến khí hậu trong 30 năm tới. Ưu tiên hàng đầu là thúc đẩy tài chính khí hậu ở khu vực và thúc đẩy mục tiêu chuyển đổi tới nền kinh tế ít carbon.

Dựa trên 2 chủ đề: “Đối phó với thách thức, khám phá giải pháp” và “Các lựa chọn tài chính và hướng tới tương lai”, Diễn đàn Nghiệp vụ Khí hậu sẽ quy tụ các nhà lãnh đạo từ các doanh nghiệp toàn cầu, cơ quan chính phủ, học viện và tổ chức tài chính để thảo luận chuyên sâu về các vấn đề chính trong hành trình chuyển đổi xanh và các vấn đề cấp bách như chuyển đổi năng lượng, giảm lượng carbon, cải tạo các tòa nhà theo hướng tiết kiệm năng lượng xanh và ứng dụng tối đa công nghệ xanh.

Theo thống kê của Hiệp hội Thị trường Vốn Quốc tế, tổng số trái phiếu xanh và bền vững được phát hành tại Hong Kong năm 2022 đạt gần 280 tỉ USD, chiếm hơn 30% thị trường châu Á và đứng đầu khu vực.

Có thể bạn quan tâm:

Triển vọng điện sạch của Mỹ năm 2024


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày