Nhật ký COVID-19

Kỷ nguyên đại dịch COVID-19 thiết lập các tiêu chuẩn mới cho suy thoái kinh tế toàn cầu

Minh Duy Thứ Sáu | 21/08/2020 08:22

ads

Nguồn ảnh: weforum.

Đại dịch đang tấn công trực tiếp vào hiệu quả năng suất lao động, điều từng làm cho nước Mỹ mạnh hơn các nền kinh tế toàn cầu khác.
Nguồn ảnh: weforum.

Cuộc suy thoái toàn cầu chưa từng có

Theo CNBC, chúng ta đang ở giữa cuộc suy thoái toàn cầu chưa từng có do COVID-19 gây ra. Tốc độ, quy mô và bề rộng của sự thu hẹp hoạt động kinh tế không giống như bất cứ điều gì chúng ta từng thấy trong thời kỳ hậu chiến. Các cuộc suy thoái hiện đại, thậm chí là cuộc Đại suy thoái 2008-2009, có xu hướng ảnh hưởng ít hoặc không ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả của nước Mỹ sản xuất hàng hóa và dịch vụ. 

Kỷ nguyên đại dịch COVID-19 đang thiết lập các tiêu chuẩn mới cho suy thoái kinh tế. Đáng chú ý là tỉ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao, với mức 10,2% cao hơn bất kỳ mức nào của Mỹ trong gần 4 thập kỷ.

Tỉ lệ thất nghiệp 10,2% được ghi nhận vào tháng 7 cao hơn mức tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009, khi tỉ lệ thất nghiệp đạt đỉnh 10%. Nguồn ảnh: BBC.
Tỉ lệ thất nghiệp 10,2% được ghi nhận vào tháng 7 cao hơn mức tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009, khi tỉ lệ thất nghiệp đạt đỉnh 10%. Nguồn ảnh: CNBC.

COVID-19 đã thay đổi sâu sắc cách thức hoạt động của đất nước. Làm việc tại nhà đã làm hỏng việc khơi dậy sự sáng tạo và đổi mới trong nỗ lực của các công ty bằng cách tập hợp nhân viên lại với nhau trong những văn phòng được thiết kế chu đáo. Chủ tịch Tập đoàn Bất động sản Deloitte - ông Abby Levine nói: “Mọi người đang sống tại nơi làm việc. Điều đó có tác động không tốt về thể chất, cảm xúc và tinh thần”.

Nền kinh tế dịch vụ cũng đang chịu những thiệt hại có thể mất nhiều năm để sửa chữa. Dữ liệu gần đây từ công ty đại chúng Yelp của Mỹ - công ty phát triển, lưu trữ và tiếp thị trang web Yelp.com, nơi xuất bản các đánh giá có nguồn gốc đám đông về các doanh nghiệp cho thấy 60% cơ sở ăn uống khó có thể phục hồi. Các rạp chiếu phim, hãng hàng không và các doanh nghiệp khác cũng phải đối mặt với những thay đổi lớn về cơ cấu.

Trong du lịch, nền kinh tế học cơ bản của toàn bộ các ngành công nghiệp cũng bị thay đổi. Chẳng hạn, cần nhiều phi công lái một chiếc máy bay cách xa xã hội cũng như để bay một chiếc máy bay với đầy đủ lượng khách lấp đầy số ghế.

Tương lai thế hệ cũng bị ảnh hưởng nặng nề khi mà hầu hết trẻ em đều không thể đến trường nhằm tránh lây lan COVID-19. Các giáo viên lo lắng hơn về việc dạy học trực tuyến từ xa và sự thông thoáng của lớp học hơn là về giáo dục. Trong các viện dưỡng lão, các phụ tá hiện có một công việc đó là ngăn chặn sự lây lan của virus. Điều này vô tình lại trở thành ưu tiên cao hơn mọi thứ khác.

Tuy nhiên, đây không phải là suy thoái bình thường. 

Mức độ thị trường chứng khoán gần kỷ lục, thị trường nhà ở bùng nổ gần như sôi sục và chi tiêu bán lẻ mạnh mẽ không giống như suy thoái kinh tế. Nguồn ảnh: CNBC.
Mức độ thị trường chứng khoán gần kỷ lục, thị trường nhà ở bùng nổ gần như sôi sục và chi tiêu bán lẻ mạnh mẽ không giống như suy thoái kinh tế. Nguồn ảnh: CNBC.

Không phải cuộc suy thoái bình thường

Phần lớn các cuộc suy thoái đều do 1 trong 3 loại cú sốc chính gây ra. Các cú sốc về giá dầu do nguồn cung gây ra bởi việc cắt giảm sản lượng; thắt chặt chính sách tiền tệ để ứng phó với lạm phát và các cú sốc tài chính đặc trưng bởi sự bùng nổ của sự mất cân đối quy mô lớn. Sự thay đổi hàng tồn kho cũng đóng một vai trò trong việc phóng đại suy thoái, đặc biệt là trước các kỹ thuật quản lý chuỗi cung ứng hiện đại.

Hầu hết các cuộc suy thoái đều có thời gian ngắn và mức độ tác động không quá sâu sắc, nhưng cái đuôi dài của các cuộc suy thoái nghiêm trọng hơn, đặc biệt khi chúng liên quan đến việc tháo gỡ sự mất cân bằng tài chính. Các đại dịch hầu hết đều liên quan đến một số cuộc suy thoái toàn cầu và thường liên quan đến mức độ hoạt động kinh tế giảm mạnh, nhưng sau đó sẽ phục hồi mạnh mẽ.

 

Cuộc khủng hoảng hiện tại là sự ngừng hoạt động kinh tế có chủ ý do chính sách gây ra để ngăn chặn sự lây lan của virus Corona. Kết quả là suy thoái kinh tế được đặc trưng bởi một cú sốc về cung, cầu và thị trường tài chính xảy ra đồng thời, tương tác và tác động lẫn nhau. Các biện pháp giãn cách xã hội đồng nghĩa với việc không thể xảy ra một loạt hoạt động kinh tế rộng lớn. 

Tuy nhiên, dù hoạt động kinh tế bị ngừng lại, các khoản nợ vẫn cần được thanh toán. Sự không phù hợp về thu nhập và trách nhiệm pháp lý này dẫn đến một vấn đề thanh khoản có thể dễ dàng trở thành vấn đề về khả năng thanh toán. Điều này làm tăng phần bù rủi ro và gây ra sự sụt giảm đột ngột về giá trị tài sản, thắt chặt các điều kiện tài chính và đẩy nhu cầu xuống thấp hơn nữa.

Đối với tất cả sự khác biệt giữa cuộc suy thoái này và những cuộc suy thoái trước đó, nỗi đau kinh tế vẫn là một điều quen thuộc. Chuyên gia kế hoạch tài chính Bobbi Rebell cho rằng: “Có thể mất nhiều thời gian, nếu không phải là lâu hơn những cuộc suy thoái trước đây để quay trở lại vị trí trước cuộc khủng hoảng COVID-19”. 

Nhà phân tích kinh tế Janelle Jones và Giám đốc Điều hành của Chính sách và Nghiên cứu tại Groundwork Collaborative hy vọng rằng các vấn đề cơ cấu và chính sách điều hành kém hiệu quả trong cuộc suy thoái này ít nhất sẽ nhấn mạnh sự cần thiết của một cuộc đại tu kinh tế lớn. Bà Janelle Jones nói: “Chúng ta có thể tận dụng thời điểm này để thực hiện những thay đổi cơ cấu táo bạo cho một nền kinh tế mạnh mẽ hơn”.

Hiện tại, chúng ta không biết khi nào hoặc bằng cách nào cuộc suy thoái này sẽ kết thúc, nhưng bằng cách thực hiện trách nhiệm tài chính nhiều nhất có thể, giúp đỡ những người cần giúp đỡ và ủng hộ các chương trình kinh tế sẽ giúp ích cho mọi người trong những năm tới. Kỳ vọng giảm thiểu thiệt hại kéo dài mà cuộc suy thoái này gây ra trong thời gian tới.

Nhà kinh tế trưởng Mark Zandi tại Moody’s Analytics cho biết, mặc dù nền kinh tế có thể đã thoát khỏi suy thoái kỹ thuật, nhưng rất nhiều mối nguy hiểm đang chờ đợi nếu hành động không đến.

Uớc tính cuộc suy thoái bắt đầu vào tháng 2 đã thực sự kết thúc vào tháng 4, nhưng một cuộc suy thoái khác có thể sắp xảy ra. Mark Zandi cho rằng: “Câu hỏi đặt ra là độ bền của sự giãn nở như thế nào. Liệu chúng ta có thể vượt qua phía bên kia của đại dịch mà không rơi vào tình trạng suy thoái?” 

Bất kỳ sự so sánh nào về suy thoái hiện tại khác với kinh nghiệm lịch sử như thế nào đều phải bắt đầu bằng sự xem xét ngắn gọn về kinh nghiệm lịch sử đó. Chúng ta có thể nhìn vào lịch sử để đưa ra một số hướng dẫn về cách cuộc suy thoái này lan truyền trong nền kinh tế, các chính sách có thể và nên ứng phó và tác động lâu dài của cú sốc là gì.

Chừng nào COVID-19 còn tiếp tục lây lan với tốc độ hơn 50.000 ca nhiễm mới mỗi ngày, virus này sẽ tiếp tục hoạt động như một yếu tố gây chết nền kinh tế, làm giảm năng suất và tổng sản lượng kinh tế xuống thấp hơn nhiều so với các cuộc khủng hoảng chúng ta đã trải qua trong ký ức.

Có thể bạn quan tâm:

► "Bom nợ" từ nhiều nền kinh tế trên toàn cầu


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày