Thế giới

Bầu cử Pháp báo hiệu sự chấm hết của đồng euro

Chủ Nhật | 29/04/2012 06:07

Hồi kết của vở kịch khu vực đồng euro có thể bắt đầu từ Pháp khi Tổng thống Nicolas Sarkozy đang thất thế trong cuộc bầu cử.
Bạn đã từng xem phim hài Ngày chuột chũi (Groundhog Day) chưa? Bộ phim hài này giống như cuộc khủng hoảng châu Âu hiện nay nhưng khác biệt là phim hài và có hồi kết trong khi các nước châu Âu đang cố trì hoãn điều tất yếu xảy ra. Các nước EU yếu hơn sẽ bị vỡ nợ và hạ giá đồng tiền, và người giữ trái phiếu sẽ phải chịu thua lỗ lớn.

Cuộc bầu cử tới đây ở Hy Lạp có thể khiến 2 đảng ủng hộ cứu trợ bị mất đa số phiếu. Madrid và Lisbon có thể phải công nhận việc thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng đã thất bại. Ireland có thể bỏ phiếu phủ quyết thỏa thuận tài chính, hoặc đơn giản quyết định rằng nước này không thể trả được khoản nợ gần bằng 145% GDP. Bên cạnh đó, còn có cuộc thảo luận về việc Hà Lan ra khỏi khu vực đồng euro.

Tuy nhiên, hồi kết của vở kịch khu vực đồng euro có thể bắt đầu từ Pháp.

Đến nay, Đức và Pháp là 2 nước châu Âu đang nỗ lực lớn nhất để giữ khu vực đồng euro. Thậm chí, lãnh đạo 2 nước này, Angela Markel và Nicholas Sarkozy, còn được báo chí gọi là “Merkozy”.

Tuy vậy, viễn cảnh kinh tế Pháp khá ảm đạm: tỷ lệ thất nghiệp lên gần 10%, trong khi chính phủ phải thừa nhận rằng tăng trưởng năm nay không thể vượt 0,5%.

Điều này nghĩa là ông Sarkozy có thể phải rời khỏi nhiệm sở trong cuộc bầu cử tháng 5 tới. Tất nhiên, ông Sarkozy không dễ gì bỏ cuộc. Ông đang cố gắng thuyết phục cử tri Mặt trận Dân tộc (National Front) bằng quan điểm về thương mại và nhập cư. Thậm chí ông còn đề nghị bà Merkel xuất hiện trong chiến dịch tranh cử của mình.

Tuy vậy, bất chấp mọi nỗ lực, cuộc thăm dò ý kiến gần đây nhất cho thấy ông Sarkozy vẫn kém đối thủ chính, ông Francois Hollande, 14 điểm, và chiến thắng của ông Hollande có thể là tin xấu đối với khu vực đồng euro.

Một số học giả đã chỉ ra rằng cắt giảm chi tiêu trong bối cảnh suy thoái trầm trọng sẽ làm tình hình càng xấu hơn. Quan điểm của họ, và Hollande đồng ý: ông này cam kết thay đổi thỏa thuận tài chính theo chiều hướng nới lỏng hơn. Rốt cuộc, ông Hollande chưa nói rằng ông sẽ phá vỡ thỏa thuận, do vậy, ông có thể giữ lời hứa bằng cách buộc các nước khác chấp nhận một vài thay đổi nho nhỏ. Và vì thỏa thuận chỉ cần sự ủng hộ của 12 nước, nên quan điểm của Pháp về mặt kỹ thật không thực sự có tầm quan trọng.

Tuy nhiên, những chính sách khác của ông Hollande lại cho thấy rằng đây không chỉ là một hành động duy nhất. Chính sách chủ đạo của ông Hollande là giảm tuổi nghỉ hưu đối với nhiều công nhân xuống 60. Do việc này sẽ rất tốn kém, nên ông cũng sẽ tăng thuế. Mức tăng cao nhất có thể lên đến 75%. Ông này cũng cho biết rằng ông sẽ nhắm vào các hãng quy mô lớn.

Vấn đề là mức thuế thu nhập cao như vậy sẽ làm nản lòng các doanh nghiệp. Cũng có khả năng là việc này sẽ không thu được đủ tiền. Vì khi thuế tăng, người dân có ít hơn động lực để làm việc.

Chiến thắng của ông Hollande sẽ khiến Đức trở thành nước duy nhất ủng hộ chương trình thắt lưng buộc bụng. Mặc dù việc này có thể tốt cho tăng trưởng, nhưng thị trường trái phiếu lại không được lợi gì và sẽ đẩy nhanh sự băng hà của đồng euro.

Như đã nói, mặc dù có thể hiểu được việc các nước hạng 2 ở khu vực đồng euro muốn từ bỏ đồng tiền này, nhưng mọi chuyện lại có vẻ ít rõ ràng hơn đối với các nước chủ chốt như Pháp.

Một khu vực đồng euro với ít thành viên hơn có thể khiến euro mạnh hơn, điều này sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu. Những nước còn lại cũng có thể vẫn phải thanh toán cho các thành viên cũ. Giống như Berlin, Paris cũng nhận thấy phải thanh toán số tiền lớn cứu trợ cho các ngân hàng “được khuyến khích” mua nợ quốc gia.

Mặc dù ông Sarkozy đã làm một vài điều đúng đắn như tăng tuổi hưởng lương hưu và chấm dứt quy định tuần làm việc 35 giờ, nhưng nói chung thành tích cải cách của ông khá nghèo nàn. Thậm chí nếu ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, những thay đổi kinh tế hơn nữa mà nước Pháp cần cũng không thể diễn ra.

Nguồn DVT


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày