Thế giới

Cách thế giới đang làm để sống chung với virus

Minh Duy Thứ Năm | 09/12/2021 15:17

2 năm sau khi đại dịch xuất hiện, thế giới đang thực hiện nhiều biện pháp để sống chung với virus. Ảnh: TL.

Sự xuất hiện của Omicron một lần nữa nhắc nhở rằng COVID-19 sẽ không sớm rời đi.
2 năm sau khi đại dịch xuất hiện, thế giới đang thực hiện nhiều biện pháp để sống chung với virus. Ảnh: TL.

Đã 2 năm trôi qua kể từ khi COVID-19 xuất hiện và đảo lộn mọi hoạt động trên thế giới. Sự xuất hiện của Omicron một lần nữa nhắc nhở rằng COVID-19 sẽ không sớm rời đi. Điều đó có nghĩa là thế giới sẽ phải vạch ra những chiến lược dài hạn để sống chung với Delta, Omicron và cả những biến chủng khác có thể nổi lên trong tương lai.

Ảnh: Time.
Ảnh: Time.

Những thay đổi đơn giản nhưng lâu dài trong cách thức mà mọi người sống và làm việc có thể hạn chế bớt rủi ro.

“Đến hiện tại, các chính phủ vẫn kiểm soát hành vi của người dân, nhưng tôi không nghĩ họ sẽ can thiệp thêm nhiều. Dần dần, các biện pháp phòng bệnh sẽ trở thành lựa chọn của mỗi người”, Giáo sư dịch tễ học Benjamin Cowling thuộc Đại học Hồng Kông nói.

Khả năng biến chủng Omicron có thể vượt qua hàng rào bảo vệ do vaccine tạo ra cho thấy mối nguy hiểm của việc chỉ dựa vào tiêm chủng để quay trở lại cuộc sống bình thường một cách an toàn. Việc xoá bỏ virus là điều không thể gần như ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới vào thời điểm này, nhưng điều chỉnh các thói quan cá nhân và không gian cộng đồng có thể làm chậm lại tốc độ lây nhiễm và giữ an toàn cho những nhóm nguy cơ cao.

Theo Bloomberg, một số ý tưởng được chắt lọc từ quan điểm của các chuyên gia y tế và thực tiễn quan sát được từ các khu vực khác nhau trên thế giới, nhằm đạt tới một cuộc sống chung an toàn với virus, ngoài việc tiêm vaccine.

1. Chú trọng chất lượng không khí

Chỉ cần một giọt bắn hoặc hạt bụi nhỏ mang virus cũng có thể khiến virus lây lan trong không khí trong một không gian đóng kín. Điều đó có nghĩa là các văn phòng, nhà hàng, trường học, xe bus và toa tàu cần được thông thoáng hơn.

Trong các toà nhà nơi không khí được tái tuần hoàn, không khí nên được đi qua các bộ lọc giúp loại bỏ các hạt nhỏ và có thể cả virus, bà Lidia Morawska, Giám đốc Phòng thí nghiệm quốc tế về chất lượng không khí và sức khoẻ thuộc Đại học Công nghệ Queensland, cho biết.

Nguy cơ lây nhiễm có thể cao hơn ở các nhà hàng chỉ có điều hoà không khí bình thường mà không được trang bị hệ thống thông gió, trong khi thực khách phải cởi bỏ khẩu trang khi ăn, bà Morawska nói. Thực tế này đặt ra sự cần thiết phải có thiết bị giám sát carbon dioxide tại mỗi nơi công cộng.

Các biện pháp đơn giản bao gồm lắp đặt thiết bị giám sát CO2 để xác định những khu vực có mức thông khí kém, mở cửa sổ và cửa ra vào, bật quạt để thổi bay những giọt bắn có chứa virus.

Việc khó hơn là thiết lập tiêu chuẩn quốc gia và yêu cầu tất cả các toà nhà phải có một hệ thống thông khí tốt hơn để đáp ứng những tiêu chuẩn đó. Theo đó, Đức là quốc gia bắt đầu hành động sớm để giải quyết rủi ro từ chất lượng không khí. Hồi tháng 10/2020, chính phủ Đức tuyên bố sẽ đầu tư 500 triệu euro (khoảng 565 triệu USD) để cải thiện hệ thống thông gió trong các toà nhà công cộng như văn phòng, bảo tàng, rạp chiếu phim và trường học.

Chính COVID-19 đã làm gia tăng mức độ cần thiết phải giải quyết vấn đề chất lượng không khí.

2. Xét nghiệm COVID-19 rẻ, nhanh và thường xuyên

Dụng cụ xét nghiệm nhanh COVID-19 tại nhà giữ vai trò đặc biệt quan trọng để nối lại các hoạt động kinh tế và xã hội bình thường, nhưng giá của các sản phẩm này tại các quốc gia khác nhau có sự chênh lệch lớn. Ở Mỹ, một bộ dụng cụ cho hai lần xét nghiệm có giá từ 14 USD, trong khi ở Anh, những dụng cụ này được cung cấp miễn phí.

“Vấn đề lớn nhất của COVID-19 là lây nhiễm qua đường không khí từ những người mắc bệnh nhưng không có triệu chứng”, nhà dịch tễ học Kenji Shibuya thuộc Quỹ Nghiên cứu chính sách Tokyo cho biết. “Kết quả xét nghiệm âm tính là bằng chứng khoa học là bạn không mắc COVID-19, để bạn có thể tiếp tục các hoạt động bình thường”.

Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) quốc khuyến cáo người dân xét nghiệm nhanh COVID-19 mỗi tuần 2 lần và tự cách ly nếu phát hiện dương tích. Năm nay, chính phủ Anh đã phát động một chiến dịch cung cấp miễn phí dụng cụ xét nghiệm nhanh COVID-19 trên toàn quốc. Đức cũng cung cấp dịch vụ xét nghiệm nhanh COVID-19 miễn phí cho tất cả người dân tại các điểm xét nghiệm được mở ở nhiều nơi tại các thành phố. Bộ kit xét nghiệm nhanh ở Đức hiện có giá khoảng 2 euro (khoảng 2,3 USD), thậm chí trước đây còn rẻ hơn.

Một quảng cáo ở Leicester, Anh kêu gọi người dân xét nghiệm COVID-19 thường xuyên. Ảnh: Bloomberg.
Một quảng cáo ở Leicester, Anh kêu gọi người dân xét nghiệm COVID-19 thường xuyên. Ảnh: Bloomberg.

Tại, đảo quốc sư tử quy định phải tiêm vaccine hoặc phải xét nghiệm thường xuyên được nghiên cứu kỹ lưỡng.  Từ năm ngoái, Singapore đã phát miễn phí hàng triệu bộ kit test nhanh kháng nguyên COVID-19 cho các hộ gia đình. Từ năm tới, nước này còn đang áp dụng quy định người lao động phải tiêm vaccine hoặc phải xét nghiệm thường xuyên và tự trả phí xét nghiệm nếu muốn được đi làm trong các công sở, nhà máy.

3. Khẩu trang không thể thiếu trong cuộc sống

Đeo khẩu trang trong nhà và thậm chí trong cả các sự kiện ngoài trời có đông người tham dự đã trở thành một việc cần thiết để chống COVID-19. Các nhà khoa học cho rằng đeo khẩu trang giúp làm giảm hơn một nửa nguy cơ mắc COVID-19.

Người từ 2 tuổi trở lên chưa tiêm vaccine nên đeo khẩu trang tại những nơi công cộng trong nhà, theo Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) còn có thêm một khuyến cáo cho những người không thể tránh đám đông hoặc những nơi tập trung đông người trong nhà: hãy đeo khẩu trang và mở cửa sổ để gia tăng sự lưu thông của không khí.

Khán giả trong một chương trình hoà nhạc ở Barcelona, Tây Ban Nha, tháng 3/2021. Ảnh: Bloomberg.
Khán giả trong một chương trình hoà nhạc ở Barcelona, Tây Ban Nha, tháng 3/2021. Ảnh: Bloomberg.

Các thương hiệu trên thế giới đang nỗ lực tạo ra các sản phẩm khẩu trang có thể tái sử dụng làm bằng chất liệu cotton hoặc các vật liệu bền vững khác.

4. Giảm sự đông đúc ở nơi làm việc và phương tiện giao thông công cộng

Linh động cho phép người lao động làm việc tại nhà không chỉ giúp cho người lao động được thoải mái về tinh thần, mà còn giúp hạn chế rủi ro về sức khoẻ. Việc giảm số người đi tàu và xe bus trong giờ cao điểm bằng cách sử dụng mô hình làm việc “lai” – người lao động có thể làm việc ở nhà hoặc đến công sở làm việc tuỳ điều kiện – sẽ làm giảm các đám đông trong ngày.

Nguy cơ lây nhiễm COVID-19 qua đường không khí có thể giảm 4 lần bằng cách giảm một nửa số người làm việc trong một văn phòng. Hầu hết người lao động làm việc trong những văn phòng có độ thông khí tốt và yên ắng ít có khả năng lây nhiễm COVID-19 lẫn nhau qua đường không khí, nhưng rủi ro sẽ gia tăng nếu không gian làm việc có độ thông khí kém hoặc nếu người lao động tham gia vào các hoạt động đòi hỏi họ phải nói nhiều hơn.

Một toà nhà văn phòng ở quận Paris, Pháp, tháng 10/2021. Ảnh: Bloomberg.
Một toà nhà văn phòng ở quận Paris, Pháp, tháng 10/2021. Ảnh: Bloomberg.

Theo các chuyên gia, dù ở công sở hay trường học, những biện pháp như kê bàn học, bàn làm việc cách xa nhau hơn, giảm mật độ người trong phòng họp và đeo khẩu trang khi nói sẽ giúp ích cho việc phòng chống lây nhiễm.

Trên tàu và xe bus, hành khách nên đeo khẩu trang và nên tránh nói chuyện sẽ giúp giảm nguy cơ lây nhiễm.

5. Rửa tay thường xuyên

Ảnh: TL.
Ảnh: TL.

Rửa tay thường xuyên vẫn là một trong những cách tốt nhất để tự bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ mắc COVID-19, theo Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ. Trong điều kiện không có nước và xà phòng, có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn tay với hàm lượng ít nhất 60% cồn. Sự khác biệt nằm ở chỗ việc rửa tay loại bỏ tất cả các loại vi khuẩn, trong khi dung dịch sát khuẩn chỉ diệt được một số loại vi khuẩn trên da.

Lọ dung dịch sát khuẩn tay giờ đây đã có mặt ở khắp các trường học, toà nhà văn phòng, trung tâm thương mại, bảo tàng và nhà hàng tại khắp mọi nơi trên thế giới. Đối với những trải nghiệm ăn uống cộng đồng như tiệc buffet, việc lắp đặt trạm rửa tay ở lối vào đã được triển khai ở nhiều nơi.

Có thể bạn quan tâm:

GSK công bố loại thuốc "chống được tất cả đột biến của Omicron"


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày