Thế giới

Chính quyền địa phương Trung Quốc: Tập cai sữa đi là vừa!

Thứ Hai | 29/07/2013 20:44

Những đứa con của chính quyền trung ương Trung Quốc chuẩn bị cho giai đoạn mới, lớn lên mà không còn “dòng sữa” tín dụng dồi dào như trước.

Hiệu ứng Detroit

Bắt đầu từ câu chuyện của nước Mỹ: Detroit, một thời từng là “Kinh đô xe hơi” của nền kinh tế số một thế giới, cuối cùng cũng phải thừa nhận sự bất lực trước khối nợ khổng lồ 18,5 tỷ USD.

Sau vụ Detroit, hàng loạt các quốc gia châu Âu, từ Anh, Pháp, Bỉ,... đều xuất hiện những bài báo trấn an dân chúng rằng, quốc gia của họ khác Mỹ và không thể vỡ nợ như thành phố của Mỹ.

Trung Quốc luôn vậy, kín tiếng hơn nhưng không tránh khỏi một sự “chột dạ”, khi nhìn về Giang Tô, cơn ác mộng nợ chính quyền địa phương của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Giang Tô được đánh giá là địa phương có rủi ro nợ lớn nhất trong số 31 tỉnh thành.

Hôm qua 28/7, Cơ quan Kiểm toán Quốc gia Trung Quốc công bố, chính phủ nước này đã yêu cầu kiểm toán tất cả các khoản nợ chính phủ, do lo ngại sự gia tăng của các khoản nợ chính thức tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Cụ thể, tuyên bố được phát đi trên website chính thức của Cơ quan Kiểm toán Quốc gia như sau: "Theo yêu cầu của chính phủ Trung Quốc trong những ngày gần đây, Cơ quan Kiểm toán Quốc gia sẽ tổ chức cùng tất cả các Sở Kiểm toán địa phương trên toàn quốc, để thực hiện kiểm toán các khoản nợ chính phủ".

Một bước đi trong kế hoạch thay đổi mô hình tăng trưởng

Có một điều chắc chắn, với sức mạnh và quyết tâm thống nhất từ Chính phủ và nội các dưới sự chỉ huy của Thủ tướng Lý Khắc Cường, rà soát lại chính xác các khoản nợ chính phủ là điều trong tầm tay. Nhưng vấn đề là ở chỗ, tại sao lại thực hiện công việc ấy vào lúc này?

Từ năm 2009, sau những gói kích thích kinh tế khổng lồ để đưa đất nước tránh khỏi vòng xoáy suy thoái chung của kinh tế thế giới sau khủng hoảng, vấn đề nợ của Trung Quốc đã được đánh giá như trở ngại tiềm năng nghiêm trọng, đe dọa đến nền kinh tế, nhất là nợ của chính quyền địa phương. Lo ngại về gánh nặng nợ nần xoay quanh các khoản vay trị giá hàng nghìn tỷ USD của chính phủ và đặc biệt, của chính quyền địa phương.

Theo báo cáo của IMF, nợ chính quyền địa phương của Trung Quốc

Theo kết quả kiểm toán gần đây nhất cuối năm 2010, nợ chính quyền địa phương của Trung Quốc

Đầu tháng 7 vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra ước tính, tổng số trái phiếu được phát hành bởi chính quyền cấp trung ương và địa phương gộp lại lên tới 45% GDP của Trung Quốc.

Hơn 10 năm trước, chính nhờ những khoản nợ đó, nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển thành công mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào đầu tư công. Nhưng đến nay, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế đang giảm sút, chỉ còn 7,5% trong quý II, chính phủ Trung Quốc mới nhận ra rằng, mô hình tăng trưởng cũ đã trở nên lỗi thời và không bền vững. Một mô hình mới sẽ cân đối lại đầu tư và tiêu dùng, bằng cách hướng tới cầu tiêu dùng nhiều hơn.

Do vậy, kiểm toán tất cả các khoản nợ chính phủ cấp trung ương và chính quyền địa phương là một bước đi bắt buộc trong kế hoạch chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Trung Quốc.

Hơn thế, tất cả các địa phương tại Trung Quốc bắt đầu cảm thấy hơi nóng hừng hực phả từ sau gáy. Trong khi nợ địa phương lên tới hàng nghìn tỷ USD khó có thể trả được trong ngày một ngày hai, thì nguồn “sữa” tín dụng từ trung ương đang cạn dần, để nhường chỗ cho một con đường cải cách mới dưới thời tân thủ tướng Lý Khắc Cường.

Hình hài của Likonomics

Đó là mục tiêu chính sách mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã giải thích suốt thời gian vừa qua.

Nhưng kể cả 3 nhà kinh tế của tại Barclays Capital: Yiping Huang, Jian Chang và Joey Chew, những người đã gọi tên kế hoạch kinh tế dưới thời thủ tướng Lý Khắc Cường là Likonomics, cũng chẳng thể viết nên hình hài thực sự của mô hình mà Trung Quốc sẽ theo đuổi.

Bởi thực ra, chưa có 1 bản kế hoạch nào hoàn chính. Tất cả mới chỉ nằm trên giấy.

Nếu ngay lập tức đề ra mô hình tăng trưởng mới, giảm tăng trưởng nóng tín dụng, hướng vào khuyến khích tiêu dùng mà không đánh giá lại một cách đầy đủ mô hình cũ, thì e rằng, quá trình chuyển tiếp sẽ gặp rắc rối lớn.

Và Bắc Kinh thừa hiểu, bên cạnh những thành công về tăng trưởng, mô hình tăng trưởng những năm 2000 đã để lại hậu quả nặng nề nhất, chính là bong bóng tín dụng và nợ địa phương.

Đánh giá lại các khoản nợ chính phủ là điều rất cần thiết, một bước đi hợp lý trước khi chính thức đề xuất một mô hình tăng trưởng mới và trước đi quá muộn.

Lần đầu tiên hoạt động kiểm toán nợ địa phương được tiến hành vào năm 2010. Khi đó, tổng nợ chính quyền địa phương là 10,7 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 1,75 nghìn tỷ USD) chiếm khoản 25% GDP. Còn nợ chính quyền cấp trung ướng chưa đến 20% GDP, theo báo cáo của Bộ Tài chính Trung Quốc.

Sau 3 năm, đây mới là lần thứ 2 một hoạt động kiểm toán như vậy lại được thực hiện. Sau 3 năm phát triển nóng, các nhà lãnh đạo tại Bắc Kinh có thể không tránh khỏi bất ngờ trước những con số khổng lồ hơn, nhưng sự thật dẫu có khó chấp nhận thì cũng không còn cách nào khác, nếu muốn cải cách nền kinh tế nhằm tránh khỏi cú “hạ cánh cứng” đầy đau đớn.

Nguồn Dân Việt


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày