Thế giới

Doanh nghiệp Mỹ vẫn "khát" người lao động

Hải Miên Thứ Sáu | 06/10/2023 19:00

Số cơ hội việc làm trên mỗi người thất nghiệp tại Mỹ là khoảng 1,5 vào cuối tháng 8. Ảnh: Getty Images.

Những chỉ số này được ghi nhận trong thời điểm người sử dụng lao động có rất nhiều lý do để lo lắng về nền kinh tế.
Số cơ hội việc làm trên mỗi người thất nghiệp tại Mỹ là khoảng 1,5 vào cuối tháng 8. Ảnh: Getty Images.

Nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với nhiều thử thách ở thời điểm hiện tại, đặc biệt là trong quý IV vừa qua, và người sử dụng lao động cũng không tránh bị ảnh hưởng, 

 

Ngày 3/10, Bộ Lao động Mỹ báo cáo rằng tính đến cuối tháng 8, có đến 9,6 triệu cơ hội việc làm được điều chỉnh theo mùa, tăng so với mức 8,9 triệu của tháng 7. Cùng với đó, số lượng cơ hội việc làm trên mỗi người được tính là thất nghiệp vẫn ở mức khoảng 1,5 so với mức trung bình khoảng 1,2 trong năm trước đại dịch 2019.

Các khía cạnh khác của báo cáo cho thấy thị trường việc làm tuy đang hạ nhiệt nhưng vẫn khá mạnh. Số lượng người được tuyển dụng tiếp tục vượt xa số người bỏ việc, báo hiệu mức tăng việc làm trong tháng 9. Số người bỏ việc đã giảm nhưng vẫn ở mức cao trong lịch sử, cho thấy người lao động tiếp tục tìm kiếm những cơ hội việc làm mới và tốt hơn. Tỉ lệ sa thải cao hơn một năm trước, nhưng vẫn thấp hơn mức trước đại dịch. 

Tất cả đều phù hợp với các chỉ số khác gần đây. Chẳng hạn như số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần vẫn ở mức khá thấp, trong khi chỉ số về cơ hội việc làm tổng thể ở Mỹ, từ trang web danh sách việc làm Indeed, vẫn ở mức cao. Lạm phát hạ nhiệt có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang ít có xu hướng tăng lãi suất trở lại, nhưng thị trường việc làm vẫn mạnh sẽ không cho Cục Dự trữ Liên bang lý do để cắt giảm.

Tỉ lệ cơ hội việc làm trên mỗi cá nhân thất nghiệp tại Mỹ. Ảnh: WSJ.
Tỉ lệ cơ hội việc làm trên mỗi cá nhân thất nghiệp tại Mỹ. Ảnh: WSJ.

Những chỉ số này được ghi nhận trong thời điểm người sử dụng lao động có rất nhiều lý do để lo lắng về nền kinh tế. Các cuộc đình công tiếp tục diễn ra, đặc biệt là tại các nhà sản xuất ô tô ở Detroit, có thể sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng trong quý này. Việc tiếp tục trợ cấp cho các khoản vay sinh viên sẽ làm giảm sức mua của người tiêu dùng, cũng như giá xăng tăng cao. Trong khi, lãi suất cao vẫn là gánh nặng ngày càng tăng đối với người tiêu dùng và các tập đoàn. 

Tuần trước, Đại học Duke, cùng với Ngân hàng Dự trữ Liên bang Atlanta và Richmond, đã báo cáo rằng các giám đốc tài chính được khảo sát vào cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 cho rằng GDP có khả năng giảm trong 12 tháng tới ở mức 18,9%, giảm từ mức 24,5% vào quý II năm ngoái và là mức thấp nhất kể từ quý I/2022. Trung bình, các CFO cũng kỳ vọng rằng việc làm tại công ty của họ sẽ tăng 3,9% trong năm tới, so với 1,1% trong năm nay. 

Có thể bạn quan tâm:

 Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng ở Đông Á

Nguồn WSJ


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày