Thế giới

Mỹ chính thức khỏi động tiến trình rút khỏi WHO

Nhuận Bảo Thứ Tư | 08/07/2020 15:02

WHO bị cáo buộc “cho phép” chính phủ Trung Quốc che đậy nguồn gốc của đại dịch COVID-19. Nguồn ảnh: Kyodo News.

Chính quyền Trump đã thông báo cho Quốc hội và Liên Hợp Quốc rằng Mỹ chính thức rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
WHO bị cáo buộc “cho phép” chính phủ Trung Quốc che đậy nguồn gốc của đại dịch COVID-19. Nguồn ảnh: Kyodo News.

Động thái này xảy ra trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 đang gia tăng trên khắp châu Mỹ trong tuần qua.

Tổng thống Trump cho rằng WHO “thất bại trong việc thực hiện các yêu cầu và cải cách cần thiết”. Nguồn ảnh: EPA.
Tổng thống Trump cho rằng WHO “thất bại trong việc thực hiện các yêu cầu và cải cách cần thiết”. Nguồn ảnh: EPA.

Việc rút khỏi WHO sẽ có hiệu lực vào tháng 7 năm sau. Tuyên bố này đã làm dấy lên sự chỉ trích từ các nhà lập pháp của hai đảng, hiệp hội y tế, các tổ chức vận động và các đồng minh ở nước ngoài. Hôm qua 7.7, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ - ông Joe Biden tuyên bố sẽ đảo ngược quyết định "vào ngày đầu tiên bước vào Nhà Trắng của ông" nếu được bầu.

Thượng nghị sĩ Robert Menendez chia sẻ: "Quốc hội nhận được thông báo rằng Mỹ chính thức rút khỏi WHO giữa đại dịch. Điều này sẽ không bảo vệ cuộc sống hoặc lợi ích của người Mỹ. Nước Mỹ sẽ đơn độc”.

Một quan chức của Bộ Ngoại giao cũng xác nhận rằng “thông báo rút khỏi WHO của Mỹ, có hiệu lực từ ngày 6 tháng 7 năm 2021. Người phát ngôn của Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres cho biết, ông đã nhận được thông báo và “đang trong quá trình xác minh với WHO xem liệu tất cả các điều kiện cho việc rời khỏi đó có được đáp ứng hay không”. Những điều kiện đó “bao gồm đưa ra thông báo một năm và đáp ứng đầy đủ việc thanh toán các nghĩa vụ tài chính được đánh giá”.

WHO đang cố gắng phối hợp các nỗ lực để đưa các thiết bị y tế và an toàn cá nhân, như máy thở, đến các bệnh viện trên khắp thế giới. Bà Elizabeth Cousens - chủ tịch và CEO của UN Foundation cho rằng, “không thể thiếu” WHO trong cuộc chiến chống lại COVID-19.

Bà Loyce Pace - Chủ tịch và giám đốc điều hành của Hội đồng sức khỏe toàn cầu nói với CNN: “Hàng ngàn người đã nói, từ các chuyên gia y tế đến các nguyên thủ quốc gia và các anh hùng trên tuyến đầu: thế giới cần WHO. Động thái rút khỏi WHO này báo hiệu một canh bạc nguy hiểm giữa đại dịch mà chúng ta chưa chinh phục được, và không có sự thay thế khả thi cho WHO”.

Nhiều chuyên gia cảnh báo rằng việc rút khỏi WHO trong môi trường hiện tại cũng có thể can thiệp vào các thử nghiệm lâm sàng cần thiết để phát triển vaccine, cũng như nỗ lực truy tìm sự lây lan của virus trên toàn cầu.

Thiển cận, không cần thiết và nguy hiểm rõ rệt

Tổng thống Donald Trump đã tạm dừng tài trợ cho WHO vào giữa tháng 4 và tuyên bố ý định rút khỏi WHO vào tháng 5 sau khi ông cho rằng WHO “thất bại trong việc thực hiện các yêu cầu và cải cách cần thiết”. Ông Trump đã tố cáo WHO trong việc hỗ trợ Trung Quốc che đậy nguồn gốc của virus và cho phép virus lây lan.

Trong khi đó, các nhà lập pháp lại lên án quyết định rút khỏi WHO của Tổng thống Trump trong đại dịch thế kỷ.

Chủ tịch Hạ viện Dân chủ - bà Nancy Pelosi gọi quyết định này là “một hành động vô cảm thực sự”.

Tháng trước, mặc dù cáo buộc WHO “cho phép” chính phủ Trung Quốc che đậy nguồn gốc của đại dịch COVID-19, các thành viên của lực lượng đặc nhiệm GOP Trung Quốc đã thúc giục ông Trump xem xét lại quyết định chấm dứt quan hệ với WHO. Họ cho rằng Mỹ có thể làm nhiều hơn để ảnh hưởng đến sự thay đổi với vai trò là một thành viên.

Bà Elizabeth M. Cousens - người đứng đầu Quỹ LHQ gọi quyết định này là “thiển cận, không cần thiết và nguy hiểm một cách rõ ràng”. Nguồn ảnh: World Learning INc.
Bà Elizabeth M. Cousens - người đứng đầu Quỹ LHQ gọi quyết định này là “thiển cận, không cần thiết và nguy hiểm một cách rõ ràng”. Nguồn ảnh: World Learning INc.

Bà Cousens khẳng định: “Không có câu hỏi nào ngoài việc hợp tác với một tổ chức như WHO sẽ cho phép Mỹ và các tổ chức khác tận dụng các nguồn lực của họ để tác động lớn hơn”.

Sức khỏe của nước Mỹ bị đe dọa

Ông James L. Madara - người đứng đầu Hiệp hội Y khoa Mỹ đã lên án hành động rút khỏi WHO. 

Ồng Madara khẳng định: “Quyết định rút khỏi nguy hiểm này không chỉ ảnh hưởng đến phản ứng toàn cầu chống lại COVID-19, mà còn làm suy yếu các nỗ lực giải quyết các mối đe dọa sức khỏe cộng đồng lớn khác. Chúng tôi kêu gọi Quốc hội từ chối quyết định rời khỏi WHO và nỗ lực hết sức để bảo vệ mối quan hệ của Mỹ với tổ chức toàn cầu có giá trị này. Bây giờ là lúc để đầu tư vào y tế toàn cầu, thay vì quay lung lại”.

Ông James L. Madara – Giám đốc Điều hành Hiệp hội Y khoa Mỹ cho rằng, quyết định rút khỏi WHO “đặt sức khỏe của nước Mỹ vào nguy cơ nghiêm trọng”. Nguồn ảnh: WGN Radio.
Ông James L. Madara – Giám đốc Điều hành Hiệp hội Y khoa Mỹ cho rằng, quyết định rút khỏi WHO “đặt sức khỏe của nước Mỹ vào nguy cơ nghiêm trọng”. Nguồn ảnh: WGN Radio.

Hôm qua 7.7, Tổng giám đốc WHO - Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus công bố, các nhà khoa học và chuyên gia của WHO dự kiến sẽ tới Trung Quốc vào cuối tuần này để điều tra nguồn gốc của virus Corona.

Lời thề đảo ngược quyết định

Quá trình rút khỏi WHO sẽ mất một năm để hoàn thành. Những người chỉ trích quyết định này hy vọng rằng quyết định này sẽ bị đảo ngược nếu ông Trump thua cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11.

Ông Job Biden tuyên bố sẽ đảo ngược quyết định này một khi ông trở thành tân tổng thống Mỹ trong nhiệm kì sắp tới. Ông cho rằng: “Người Mỹ an toàn hơn khi Mỹ tham gia vào việc tăng cường sức khỏe toàn cầu. Vào ngày đầu tiên làm Tổng thống, tôi sẽ gia nhập lại WHO và khôi phục vai trò lãnh đạo của chúng tôi trên trường quốc tế”.

Quyết định của chính quyền Trump chấm dứt vĩnh viễn mối quan hệ của Mỹ với WHO theo mô hình liên can kéo dài hàng năm chống lại các tổ chức toàn cầu.

Có thể bạn quan tâm:

► Biểu tượng sức mạnh Mỹ đang dần mất đi

► Phát hiện gây tranh cãi của Cố vấn Y tế Nhà Trắng về virus Corona

Nguồn CNN


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày