Thế giới

Trở lực cho cuộc cải cách toàn diện của Trung Quốc

Chủ Nhật | 10/11/2013 08:07

Hội nghị toàn thể lần thứ 3 của BCH Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 được tổ chức với kỳ vọng cải cách quyết liệt.

Với thời gian 4 ngày (bắt đầu từ hôm nay9/11), Hội nghị toàn thể lần thứ 3 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18(gọi tắt là hội nghị Trung ương 3) được tổ chức với kỳ vọng cải cách quyết liệt và sâurộng.

Cải cách sâu rộng

Hội nghị dự kiến tập trung hoạch định kinh tế cho thập kỷ tới tạiTrung Quốc. Theo đó sẽ có 3 nhóm cải cách, 8 lĩnh vực chủ chốt và 3 thành tựu.

Mục tiêu của 3 nhóm cải cách là mở cửa thị trường, kiện toàn chínhphủ và cải cách doanh nghiệp để thúc đẩy sáng tạo.

8 lĩnh vực chủ chốt cần giải quyết là giảm bớt thủ tục hành chính,thúc đẩy cạnh tranh, cải tổ đất đai, mở cửa lĩnh vực ngân hàng, cải cách hệ thống tài chính, cảicách doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy phát minh sáng tạo và mở cửa lĩnh vực dịch vụ.

Những bước đi trên nhằm đạt được 3 thành tựu lớn: giảm bớtrào cản với nhà đầu tư nước ngoài và tăng cường sức cạnh tranh; thiết lập gói an sinh xã hội cơbản; cho phép mua bán đất đai thuộc sở hữu tập thể.

Dù vậy, có những dấu hiệu cho thấy vấn đề chính trị cũng được bàntại hội nghị. Vào cuối tháng 10, ông Du Chính Thanh, nhân vật thứ tư trong Ban Thường vụ Bộ Chínhtrị Trung Quốc, nhận định những biện pháp cải cách sắp được thảo luận là "chưa từng có tiền lệ" cònThủ tướng Lý Khắc Cường đề cập về "những cải cách sâu sắc và toàn diện".

Trung Quốc trước thách thức phát triển bền vững
Trung Quốc trước thách thức phát triển bền vững

Tân Hoa Xã gần đây cũng đăng bài phân tích, trong đó nhận định mộtsự thay đổi về chính trị sẽ là thành tựu quan trọng tại hội nghị. Theo bài viết, việc hoàn thiệncác chức năng của chính phủ sẽ là một bước đột phá dẫn dến những cải cách chính trị sâu rộnghơn.

Không diễn ra bất kỳ cải cách chính trị nào

Ông Lý Thành, Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Trung Quốc JohnThornton thuộc Viện Brookings (Mỹ), nhận định: "Việc các nhà lãnh nói về cải cách toàn diện báohiệu khả năng cải cách chính trị cũng được đề cập dù không nhiều.

Tuy nhiên, cải cách chính trị ở Trung Quốc rất khác với những gìđược định nghĩa ở phương Tây".Theo báo South China Morning Post (Hồng Kông), cải cách chính trị ởđại lục chủ yếu nhằm giúp chính phủ hoạt động hiệu quả và mạnh mẽ hơn.

Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng nhấn mạnh sẽ không diễn ra bất kỳ cảicách chính trị nào đe dọa đến sự lãnh đạo của mình.

Trong bài viết đăng trên tờ Nhân dân Nhật báo hôm 8/11, Viện Nghiêncứu lịch sử Đảng Trung Quốc khẳng định những ai mong chờ vào "việc sao chép mù quáng hệ thống chínhtrị của phương Tây" sẽ phải thất vọng.

Ông Lý Thành Ngạn, giáo sư tại ĐH Bắc Kinh, nhận định: "Sẽ khôngthực tế nếu kỳ vọng giới lãnh đạo hiện nay có những cải cách chính trị lớn chỉ sau 1 năm nắm quyền.Trước mắt, những cải cách chính trị được bàn thảo lần này có thể bao gồm cải cách về tư pháp, cuộcchiến chống tham nhũng…".

Trong khi đó, ông Ngô Kính Liễn, nhà kinh tế học nổi tiếng, gợi ý: "Trung Quốc nên thúc đẩy cảicách chính trị tích cực và khôn ngoan trong lúc hoàn thành những cải cách kinh tế thị trường trong10 năm tới. Đây nên là chủ đề các cải cách trong tương lai của nước này, ảnh hưởng đến sự thành bạicủa Trung Quốc và những lợi ích cơ bản của mọi người dân".

Liệu Trung Quốc có thể cải tổ kinh tế mà không cải tổ chính trị?
Liệu Trung Quốc có thể cải tổ kinh tế mà không cải tổ chính trị?

Liệu có thể cải tổ kinh tế mà không đề cập gì đến thể chế? Nền kinhtế thị trường đã bị quyền lực làm cho méo mó, nếu không "khai đao" với nó, cải cách sẽ không thểthúc đẩy được một cách thực sự.

Theo các chuyên gia, những động thái lẫn tuyên bố của các nhà lãnhđạo hàng đầu của Trung Quốc trong năm qua chú trọng đến ba vấn đề được cho là cốt lõi trong côngcuộc cải cách giai đoạn tới.

Đó là thúc đẩy hoàn thiện hệ thống thị trường, chuyển đổi chức năngcủa chính phủ và đổi mới thể chế doanh nghiệp. Điểm mấu chốt của quá trình này là xử lý đúng đắnmối quan hệ muôn thuở giữa chính phủ và thị trường.

Yêu cầu kinh điển này hình thành nên chủ thể cải cách thể chế kinhtế và đó chính là một trong những nội dung chủ yếu được đề cập trong Hội nghị Trung ương 3 lần này.Theo Báo Độc lập của Nga, không loại trừ Trung Quốc sẽ thay đổi mô hình phát triển kinh tế, dựa chủyếu vào kích cầu thị trường nội địa.

Những trở lực

Hiện những cố gắng cải cách đang đứng trước lo ngại các đơn vị từngthâu tóm nhiều lợi ích như các tập đoàn nhà nước và các chính quyền địa phương hiện đang sử dụng ưuthế kết hợp giữa tiền bạc và quyền lực, thọc "bàn tay hữu hình" vào thị trường để kiếm chác lợi lộcbất chính.

Các mâu thuẫn cho tới nay phản ánh những khó khăn trên con đườngcải cách. Phương châm "giấc mộng Trung Hoa" được ông Tập đưa ra từ khi lên nắm quyền, đáng lẽ phảiquy tụ được sức người và sức của, song ngược lại, đang gây nên một số chia rẽ liên quan đến vấn đềhiến pháp và vai trò của nó.

Tình trạng phân cực này cho thấy có những mối nghi ngại về tínhchính danh của chính quyền, đồng thời bộc lộ những rạn nứt ở lãnh đạo cấp cao. Các nhà quan sátnhận thấy hiện cả phái ủng hộ lẫn phe kiên quyết bác bỏ cải cách đều củng cố lập trường của mình.Tình trạng này không những không tạo cơ hội cho thỏa hiệp, mà còn làm chậm lại quá trình vận độngkinh tế-xã hội và có thể gây ra chấn động chính trị.

Xu hướng chia rẽ về chính trị đã/đang hình thành, giữa một bên lànhững người ủng hộ nhà nước pháp quyền và bên kia là trào lưu trong đó Chủ tịch Tập có ý định bảođảm sự kết hợp giữa trường phái dân túy ưa nói về chống tham nhũng vốn là tư tưởng của "phái tảmới" với khẩu hiệu bảo vệ "chủ nghĩa xã hội mang đậm bản sắc Trung Quốc", bác bỏ nền tảng hợp hiếncủa các hệ thống chính trị, với mục tiêu chính là duy trì vai trò lãnh đạo của ĐCSTQ.

Sự kết hợp này được đa số trong Bộ Chính trị ủng hộ. Một trongnhững biểu hiện cho sự ưu thắng của xu hướng này là tâm lý không "mấy mặn mà" với nhà nước phápquyền và muốn quay trở lại với các giá trị truyền thống.

Trong khi đó thì tâm tư của dân chúng là vừa muốn thay đổi nhưngcũng sợ những thay đổi. Người dân muốn thúc đẩy cải cách để thực hiện "giấc mộng Trung Hoa" là ancư lạc nghiệp.

Tuy nhiên, họ cũng quan ngại cải cách sẽ gây xáo trộn, tác độngtiêu cực tới mô hình sinh hoạt hiện nay. Bắc Kinh vốn theo đuổi chủ trương giữ ổn định xã hội. Dovậy khi Trung Quốc muốn cải tổ kinh tế không thể không động chạm đến cải cách thể chế, mà việc nàythì đang đối mặt với muôn trùng khó khăn.

Nguồn Đất Việt


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày