Công Nghệ

KPMG & HSBC hé lộ những kỳ lân tiềm năng của khu vực

Cẩm Tú Thứ Ba | 19/07/2022 14:58

Các doanh nghiệp hoạt động trong mảng kinh tế mới - trong khu vực có tiềm năng - sẽ mạnh mẽ tác động lên bối cảnh kinh doanh toàn cầu trong một thập kỷ tới. Ảnh: Banking Hub

Các công ty khởi nghiệp công nghệ của châu Á đang tận dụng những sáng tạo và dịch vụ ngành dọc mới để mở ra lối đi cho lĩnh vực số.
Các doanh nghiệp hoạt động trong mảng kinh tế mới - trong khu vực có tiềm năng - sẽ mạnh mẽ tác động lên bối cảnh kinh doanh toàn cầu trong một thập kỷ tới. Ảnh: Banking Hub

Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển sẽ tăng trưởng nhanh hơn 20% so với tốc độ bình quân của toàn cầu. Theo đó, năm nay các doanh nghiệp khởi nghiệp có sức sáng tạo, tăng trưởng nhanh, có tầm ảnh hưởng và tham vọng trở thành kỳ lân sẽ tạo nên một chỉ số quan trọng trong quỹ đạo tăng trưởng của châu Á – Thái Bình Dương.

Báo cáo mới đây của KPMG & HSBC cũng đánh giá các doanh nghiệp hoạt động trong mảng kinh tế mới - trong khu vực có tiềm năng - sẽ mạnh mẽ tác động lên bối cảnh kinh doanh toàn cầu trong một thập kỷ tới. Báo cáo nghiên cứu trên 6.472 công ty khởi nghiệp chuyên về công nghệ được định giá lên tới 500 triệu USD tại 12 thị trường và định danh 10 công ty được đánh giá là những Người khổng lồ mới nổi đứng đầu mỗi thị trường.

 

Theo báo cáo, sự nổi lên của nhóm dịch vụ dọc mới đang thu hút lượng đầu tư cao kỷ lục chưa từng thấy và kéo theo đó là hàng loạt công ty khởi nghiệp có cả quy mô lẫn giá trị lớn hơn xuất hiện với tốc độ rất nhanh chóng trong khu vực.

Ngoài những ngành truyền thống gắn liền với các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế mới như công nghệ tài chính (FinTech) hay phần mềm dịch vụ (software-as-a-service), báo cáo này còn đi sâu vào khoảng 120 lĩnh vực liên quan đến công nghệ trong số các doanh nghiệp này, trong đó bao gồm các lĩnh vực dọc chủ đạo như chuỗi khối, thành phố thông minh, bền vững và ESG. Thêm nữa, 6 trong số 12 thị trường trong báo cáo này có nhóm doanh nghiệp được đánh giá là “người khổng lồ mới nổi” tốp đầu được định giá trung bình 300 triệu USD hoặc cao hơn.

Một số phát hiện quan trọng được nhắc đến trong báo cáo có thể kể đến là: Mặc dù khó lặp lại mức độ đầu tư từ khối tư nhân cao kỷ lục như năm 2021, số liệu quý I năm 2022 cho thấy năm nay châu Á – Thái Bình Dương có thể đạt mục tiêu vượt năm 2020 và 2019 về mức độ đầu tư vốn. Úc, Malaysia và Hàn Quốc đã chứng kiến giá trị giao dịch vượt qua hoặc gần vượt tổng giá trị của năm 2020.

Nhu cầu dịch vụ và công nghệ xanh bùng nổ trong mọi lĩnh vực sẽ tạo ra nhiều cơ hội lớn. Ảnh: Bloomberg
Nhu cầu dịch vụ và công nghệ xanh bùng nổ trong mọi lĩnh vực sẽ tạo ra nhiều cơ hội lớn. Ảnh: Bloomberg

Thứ hai, là khu vực ứng dụng công nghệ tài chính nhiều nhất thế giới, khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang trải qua thời kỳ bùng nổ về chuyển đổi dịch vụ tài chính trong vòng hai năm qua khi ứng dụng fintech tiến bộ song hành với mức độ đón nhận của người dùng. Mức độ quan tâm đến tiền mã hóa tương đối lớn cũng kéo theo sự xuất hiện của nhiều nhà cung cấp dịch vụ tài chính mã hóa và người chơi chuỗi khối.

Tiếp theo, áp lực tăng trưởng với trọng tâm ESG trong chiến lược kinh doanh và đầu tư nhằm đạt các mục tiêu khí hậu nhiều khả năng sẽ thúc đẩy nhu cầu dịch vụ và công nghệ xanh bùng nổ trong mọi lĩnh vực, tạo ra nhiều cơ hội lớn cho “những người khổng lồ mới nổi”.

Cuối cùng, thách thức lớn nhất đối với “những người khổng lồ mới nổi” bao gồm vượt qua những phức tạp trong pháp lý và tuyển dụng được nhân tài công nghệ. Hoạch định chiến lược ESG và thuế hiệu quả cũng như tận dụng ưu đãi của chính phủ và triển khai các quy trình quản lý nguồn nhân lực phân tán ở nhiều nơi cũng là những trở ngại cho tăng trưởng trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm:

Hàng loạt các hãng công nghệ lớn lên kế hoạch sản xuất tại Việt Nam


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày