Cửa sổ quản trị

Công thức quản lý tài chính cá nhân cho người trẻ

Thùy Linh Thứ Sáu | 15/10/2021 14:03

Công thức quản lý tài chính cá nhân cho người trẻ. Ảnh: Medium.

Nhiều người lao động không chỉ đối mặt với thất nghiệp, không có tiền trang trải với cuộc sống, mà còn phải đối mặt với áp lực trả nợ.
Công thức quản lý tài chính cá nhân cho người trẻ. Ảnh: Medium.

Theo tổng cục thống kê, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế. GDP quý III tăng trưởng âm, dẫn đến GDP trong 9 tháng đầu năm 2021 chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước quý. Tỉ lệ thất nghiệp chung cả nước đã gia tăng dần theo các quý trong 9 tháng năm 2021, với mức tăng mạnh vào quý III là 3,43%. Trong khi đó, thu nhập bình quân tháng của lao động trong quý III/2021 cũng đã giảm hơn mức thu nhập bình quân của quý II/2020, thời điểm từng ghi nhận là mức thu nhập bình thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.

 

Trả lời trong Talkshow Phố Tài chính trên VTV8, các chuyên gia cho biết, hiện nhiều người lao động không chỉ đối mặt với thất nghiệp, không có tiền trang trải với cuộc sống, mà còn phải đối mặt với áp lực trả nợ…Thực trạng này đã dấy lên lời cảnh tỉnh cần sớm có thói quen quản lý tài chính cá nhân để có thể xoay sở khi có những bất trắc xảy ra như đại dịch COVID-19.Vậy đâu là công thức để có quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả?

Theo chia sẻ của ông Đặng Trần Phục, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần AzFin Việt Nam, thông thường đối với những người mới đi làm tốt nhất họ cố gắng dành ra khoảng 10 đến 30% thu nhập cho mục tiêu đầu tư. Phần còn lại được phân bổ vào các quỹ chi tiêu hàng ngày, quỹ bảo hiểm hay là quỹ hưu trí, qua thời gian dài, họ sẽ tích lũy được một lượng tài sản khá lớn.

 

Theo ông Phục, việc tiết kiệm tài chính từ sớm sẽ vô cùng hiệu quả. Ông Phục lấy ví dụ, nếu như mỗi ngày bạn bớt đi một tách coffee hoặc là một bao thuốc chỉ khoảng 20.000 đồng, tức là mỗi tháng tiết kiệm được 600.000 đồng. Sau 18 năm giả định với lãi suất thực thấp nhất có thể khoảng 2 đến 3% (đã trừ đi lạm phát) thì bạn đã có một khoản sinh lời khoảng 160 triệu, như vậy hoàn toàn có thể đủ cho các bạn trẻ chi tiêu trong 2 năm đại học ở trường công. Đó là kịch bản xấu nhất, trong trường hợp bạn chỉ tiết kiệm và lãi ở mức thấp.

Còn nếu giả định nếu bạn có thể đầu tư sinh lời tới mức 15% thì số tiền tiết kiệm chỉ 20.000 đồng đó thôi trong vòng 18 năm cũng tạo ra số tiền khoảng 455 triệu đồng, như vậy cũng có thể mua một chiếc ô tô rồi.

Còn theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Hằng Nga, Giám đốc Đầu tư Công ty Quản lý quỹ VCBF, thông thường luôn luôn có một lời khuyên là chúng ta phải có một quỹ dự trữ, và quỹ dự trữ này phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh của chúng ta.

 

Chẳng hạn như là người mà vẫn sống độc thân một mình chưa phải lo cho ai thì khác so với một người mà đã có gia đình rồi sẽ lo cho 2-3 đứa con rồi cha mẹ già. Thông thường, chúng ta phải có khoản dự phòng từ 3 đến 6, thậm chí là 12 tháng lương phụ thuộc vào hoàn cảnh của chúng ta.

Ví dụ, bây giờ bạn bắt đầu đi làm thì bạn không nên tiêu hết số tiền đấy, mà sẽ trích ra với tỉ trọng tiết kiệm của bạn nên tối thiểu ở một mức ví dụ như là 20% thu nhập, thì rõ ràng là năm tháng bạn sẽ có một tháng thu nhập này, sau đó 10 tháng bạn sẽ có hai tháng thu nhập nếu mà bạn độc thân.

Như vậy là bạn chỉ cần 15 tháng đi làm, là bạn có thể tiết kiệm 3 tháng thu nhập rồi. Có ba tháng thu nhập đó, bạn có thể để ở những tài sản rất là an toàn, tính thanh khoản cao, có thể rút ra khi cần, ví dụ như là gửi tiết kiệm. Còn sau 17, 18 tháng, bạn có phần thừa ra thì bạn có thể đầu tư vào những tài sản mang tính rủi ro hơn. Ví dụ như là đầu tư vào vàng hay là chứng khoán hoặc các kênh đầu tư khác để gia tăng giá trị tài sản của mình. 

Có thể bạn quan tâm 

►Câu trả lời đỉnh cao của "vua hài" Châu Tinh Trì khi Jack Ma nói “Tôi chỉ kiếm được 19,1 tỉ mỗi ngày, còn bạn thì sao?”

Nguồn Theo Phố Tài Chính


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày