Cửa sổ quản trị

Thù lao của thành viên HĐQT năm 2020 được trả như thế nào?

Minh Anh Thứ Sáu | 22/01/2021 16:14

Vị trí Chủ tịch có thể cao gấp 1,5 - 3 lần so với thành viên HĐQT. Ảnh: Luật Lawkey

Đa số doanh nghiệp đều có quỹ thù lao cho thành viên HĐQT, ngành Tài chính là cao nhất vì đặc trưng của ngành khá phức tạp và có nhiều rủi ro.
Vị trí Chủ tịch có thể cao gấp 1,5 - 3 lần so với thành viên HĐQT. Ảnh: Luật Lawkey

Nếu xét phí thường niên căn bản, vị trí Chủ tịch có thể cao gấp 1,5- 3 lần so với thành viên HĐQT.

Vị trí nào được trả cao nhất?

Talentnet cùng Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD) đã phối hợp tổ chức sự kiện công bố Báo cáo về thù lao cho thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) năm 2020. Theo đó, 2 ngành nghề dẫn đầu số lượng hồ sơ thành viên tham gia khảo sát là Dịch vụ tài chính và Bất động sản, theo sau là Sản xuất và Hàng tiêu dùng. Báo cáo cũng ghi nhận số liệu từ một số ngành nghề khác như Công nghệ cao, Thương mại, Bán lẻ, Y dược, Nông nghiệp và Đa ngành.

Đáng chú ý, 76% mẫu dữ liệu khảo sát đến từ Công ty đại chúng đã niêm yết, còn lại là các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty đại chúng chưa niêm yết và doanh nghiệp tư nhân. Theo kết quả khảo sát, hầu hết các công ty đều có Ủy ban Chiến lược, Ủy ban lương thưởng và nhân sự, Ủy ban Rủi ro và Ủy ban kiểm toán, chủ yếu thuộc ngành Dịch vụ tài chính. Đặc biệt, Ủy ban Chiến lược, Lương thưởng và Kiểm toán là ủy ban phổ biến nhất trong cơ cấu HĐQT trong khi Ủy ban Đề cử vẫn chưa được chú trọng.

Ảnh:
Phí thường niên căn bản của thành viên HĐQT, đối với HĐQT là 750 triệu đồng. Ảnh: Talentnet

Báo cáo cũng cho thấy đa phần các công ty đều có cả 3 vị trí: Thành viên HĐQT tham gia điều hành, không tham gia điều hành và thành viên HĐQT độc lập, chiếm 69% kết quả khảo sát. Tuy nhiên, vẫn có 11% công ty tham gia khảo sát cho biết không có thành viên HĐQT độc lập, trong khi việc đảm bảo sự cân bằng giữa 3 vị trí điều hành – không tham gia điều hành – độc lập rất quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả và công bằng của HĐQT. Đáng chú ý, các tổ chức ngành Dịch vụ tài chính có nhiều thành viên HĐQT không tham gia điều hành hơn các ngành khác, với số lượng trung bình trong ngành là 70%.

Ảnh: Ta
Phí thường niên căn bản của thành viên HĐQT, ở mức trung vị, là 500 triệu đồng. Ảnh: Talentnet

Cấu trúc Thù lao bao gồm phí thường niên căn bản, phí đảm nhiệm chức năng (chi trả cho các trách nhiệm và công việc kiêm nhiệm), phí tham gia họp (tính theo số lượng và tính chất cuộc họp) và các chi phí nhiệm vụ phát sinh khác.

Đặc biệt, nếu chỉ xét phí thường niên căn bản, vị trí chủ tịch có thể cao gấp 1,5 - 3 lần so với thành viên HĐQT. Theo kết quả khảo sát, phí thường niên căn bản của thành viên HĐQT, ở mức trung vị, là 500 triệu đồng, còn đối với Chủ tịch HĐQT là 750 triệu đồng. 

Phương pháp chi trả thù lao cho HĐQT

Đa số các doanh nghiệp đều có quỹ thù lao cho thành viên HĐQT, trong đó ngành Tài chính là cao nhất vì đặc trưng của ngành khá phức tạp và có nhiều rủi ro. Người đóng vai trò quyết định chính sách thù lao cho thành viên HĐQT là Ủy ban lương thưởng với sự phê duyệt của Chủ tịch HĐQT (chiếm 45%) hoặc thông qua Hội đồng cổ đông (chiếm 32%). Một số ít công ty có Chủ doanh nghiệp hoặc Chủ tịch HĐQT là người quyết định chính sách thù lao cho HĐQT.

Tiền mặt là loại hình chi trả thù lao phổ biến ở các công ty, cũng theo khảo sát này. Cụ thể, có đến 87% thành viên tham gia khảo sát chỉ được chi trả thù lao bằng tiền mặt, 7% kết hợp giữa tiền mặt và cổ phiếu, 6% kết hợp giữa tiền mặt và các loại hình khác (cổ tức, dịch vụ - hàng hóa…).

Ảnh:
Tiền mặt là loại hình chi trả thù lao phổ biến ở các công ty. Ảnh: Talentnet

Theo khảo sát, có nhiều cách tiếp cận để trả thù lao cho HĐQT, trong đó ‘Thù lao trọn gói Không cố định (thường dành cho thành viên độc lập) là phương pháp phổ biến nhất, chiếm đến 50% kết quả khảo sát. ‘Thù lao trọn gói không cố định là phương pháp chi trả phí thường niên cơ bản, kết hợp với phí ủy ban và phí cho các hoạt động bổ sung của HĐQT.

Ngoài ra, có 30% kết quả khảo sát lựa chọn phương pháp ‘Thù lao cố định duy nhất”, nghĩa là một mức phí duy nhất cho tất cả công việc được yêu cầu. Chiếm tỉ lệ 20% là phương pháp ‘pro-bono’, không trả phí thường niên nhưng có công tác phí theo từng hoạt động của HĐQT.

►Nhìn lại doanh thu, lợi nhuận của các tập đoàn nhà nước trong "năm COVID-19”


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày