Cửa sổ quản trị

Tránh bẫy giá rẻ trong đầu tư chứng khoán

Phạm Vũ Thứ Hai | 31/10/2022 07:18

“Phù thủy chứng khoán” Mark Minervin. Ảnh: Businessinsider.

Đó là lời khuyên của ông Mark Minervini, người được mệnh danh là “Phù thủy chứng khoán”.
“Phù thủy chứng khoán” Mark Minervin. Ảnh: Businessinsider.

Ông Mark Minervini, được mệnh danh là “Phù thủy chứng khoán”. Ông là quán quân của cuộc thi “Nhà vô địch đầu tư chứng khoán Mỹ” và là tác giả của cuốn sách được nhiều nhà đầu tư tìm đọc “Think &Trade like a Champion” tạm dịch “Cách tư duy và giao dịch như một nhà vô địch đầu tư chứng khoán”.

 

Ông viết, trong một lần đến xem căn hộ chung cư yêu thích, chất lượng căn hộ phải nói đến là tuyệt vời, trông rất vừa vặn và được thiết kế bởi một kiến trúc sư nổi tiếng. Nhưng khi nhìn vào bảng giá, thì nó đang vượt quá khả năng chi trả của bạn. Một vài tuần sau, căn hộ này được quảng cáo đang có khuyến mãi lớn và bạn nhận được khoản chiết khấu giảm giá 20% cho khách hàng trung thành. Vào ngày đầu tiên mở bán, bạn thấy những gì mình thích nay đã được chiết khấu tới 30%, 40% thậm chí là 50%. Bạn cảm thấy mình là một người mua may mắn vì đã mua với giá rẻ. 

Trên thị trường chứng khoán, khi bạn đầu tư vào cổ phiếu, nếu nó bất ngờ trở nên rẻ hơn, đó không phải là một món hời. Nó có thể là một cái bẫy nếu như bạn mua đơn thuần chỉ vì cho rằng nó rẻ. Một cổ phiếu ‘rẻ’ vẫn có thể giảm giá vì những thông tin xoay quanh nó. Nếu bạn mua cổ phiếu này và tin rằng nó đã là một món hời lớn, vì bạn rất yêu mến công ty và những thông tin về nó, bạn có khả năng đối diện với khoản lỗ lớn nếu cổ phiếu tiếp tục giảm giá. Khi bạn mua một cổ phiếu vì nghĩ rằng nó rẻ, rất khó để bán đi nếu cổ phiếu này chuyển động chống lại bạn vì bạn thấy nó đang còn rẻ hơn nữa, chính là lý do bạn mua lúc đầu. Giá càng rẻ hơn, càng trở nên cuốn hút cho những ai nghĩ rằng ‘nó đã rẻ’. 

 

Rất khó để kháng cự lại cám dỗ cổ phiếu ‘rẻ’, đặc biệt là khi nó là một tên tuổi lớn hoặc đã từng là ngôi sao triển vọng trong quá khứ. Bạn nói với chính mình “Không lý nào một công ty tốt như thế lại bị phá sản”. Nhưng một công ty khó bị phá sản không đồng nghĩa nó cũng không gặp phải những đợt giảm mạnh trong giá cổ phiếu. Nó có thể giảm mạnh và đi ngang khiến cho vị thế của bạn “bị chôn chặt” trong nhiều năm và trong một số trường hợp còn kéo dài cả thập niên. 

“Trong hơn 33 năm giao dịch chứng khoán, tôi không thể nói cho bạn biết tôi đã chứng kiến bao nhiêu cổ phiếu sụp đổ và không bao giờ tăng giá trở lại. Thậm chí những nhà đầu tư giá trị chuyên nghiệp đã thất bại khi cố gắng bắt đáy. Một số nhà đầu tư giá trị nổi tiếng đã bị lỗ lớn vào năm 2008 vì mua những cổ phiếu “rẻ” đang trên đường giảm giá. Rất khó để biết được một cổ phiếu đã cham đáy hay chưa nếu chỉ dựa trên việc định giá”, ông Mark Minervini viết. 

Khi cổ phiếu dẫn dắt thị trường đạt đỉnh, cổ phiếu trông có vẻ trở nên rẻ hơn trong giai đoạn giảm giá, nhưng thực sự nó vẫn còn đắt. Lý do là cổ phiếu này đang chiết khấu tương lai. Trong hầu hết các trường hợp, cổ phiếu giảm giá trông thì có vẻ rẻ nhưng thực chất lại rất đắt, thậm chí sau khi giá đã giảm mạnh. Thông thường, chỉ số P/E tăng vọt sau khi cổ phiếu trải qua đợt giảm giá mạnh vì thu nhập âm, hoặc tệ hơn, các khoản lỗ bắt đầu xuất hiện trên bảng cân đối tài sản, nhưng lúc này, mọi việc đã quá trễ. 

Có thể bạn quan tâm 

Lời khuyên của “Phù thủy chứng khoán”: Ứng phó ra sao với những trường hợp khẩn cấp?

Nguồn Theo Think &Trade like a Champion


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày