Kinh Doanh

Chuyển đổi số ngành gỗ, doanh nghiệp đã sẵn sàng?

Minh Anh Thứ Ba | 19/04/2022 10:40

Nhiều doanh nghiệp ngành gỗ đã tìm hiểu về chuyển đổi số nhưng còn rất ít doanh nghiệp thực sự tham gia chuyển đổi số. Ảnh: TL.

Gặp nhiều khó khăn sau đại dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp ngành gỗ đang “tích cực” chuyển đổi số giúp doanh nghiệp quản trị hiệu quả.
Nhiều doanh nghiệp ngành gỗ đã tìm hiểu về chuyển đổi số nhưng còn rất ít doanh nghiệp thực sự tham gia chuyển đổi số. Ảnh: TL.

Xây nền cho chuyển đổi số

10 năm trước, khi chuyển đổi số còn là vấn đề mới tại Việt Nam, Công ty Scansia Pacific- chuyên sản xuất và xuất khẩu đồ nội thất trong nhà và ngoài trời sang thị trường châu Âu và Bắc Mỹ đã đầu tư gần 1 tỉ đồng để xây dựng hệ thống chuyển đổi số trong nhà máy. 

Sau một thời gian đưa ứng dụng chuyển đồi số vào nhà máy Scansia Pacific phải dẹp bỏ vì hệ thống không phù hợp với quy trình sản xuất. Tiền mất nhưng doanh nghiệp vẫn dậm chân tại chỗ, công ty Scansia Pacific tiếp tục tìm giải pháp để cải thiện tình hình doanh nghiệp. Mấy năm sau đó, Scansia Pacific mới bắt đầu tự xây dựng lại hệ thống từ chính nhân viên của Công ty và khá thành công. 

Ông Nguyễn Hoài Bảo, Phó chủ tịch Scansia Pacific, chia sẻ: "Khi mới xây dựng hệ thống chuyển đổi số, các công ty nên bắt đầu từ nền móng cơ bản rồi xây dựng dần từ dưới đi lên, sau đó mới tìm công ty bên ngoài hỗ trợ từ bên ngoài vào". 

Ảnh: TL.
Trên thị trường hiện nay có nhiều doanh nghiệp, nhiều đơn vị tư vấn về chuyển đổi số. Ảnh: TL.

Cũng theo ông Bảo, sản xuất gỗ có không ít thử thách về công nghệ, nguyên vật liệu, đòi hỏi sự kiểm soát đồng bộ hóa cao. Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp kiểm soát sự đồng bộ nhanh chóng, chính xác nhất, đồng thời kiểm soát chi phí trong sản xuất.

Là một trong những công ty gỗ đầu tiên tham gia vào chuyển đổi số, Công ty cổ phần Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành cũng bỏ ra một số tiển không nhỏ để thay đổi mô hình. Chia sẻ tại Hội thảo “Chuyển đổi số của doanh nghiệp ngành gỗ: Thực trạng, mức độ sẵn sàng và giải pháp”, ông Nguyễn Trọng Hiếu, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành, cho biết, chuyển đổi số còn khá mới mẻ với nhiều doanh nghiệp. Trên thị trường hiện nay có nhiều doanh nghiệp, nhiều đơn vị tư vấn về chuyển đổi số. Doanh nghiệp nên đi nghe nhiều, hỏi nhiều, xin một số lời khuyên, từ đó có lựa chọn riêng phù hợp cho mình, bởi không có đáp án nào chung cho mọi doanh nghiệp.

Doanh nghiệp đã tích cực? 

Thực tế, nhiều doanh nghiệp ngành gỗ đã tìm hiểu về chuyển đổi số nhưng còn rất ít doanh nghiệp thực sự tham gia chuyển đổi số. Nêu lên thực tế quá trình chuyển đổi số của ngành gỗ, ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hawa, nhận định doanh nghiệp chưa thực sự tích cực, có điều gì đó dè dặt trong hành động. So với các nước đang phát triển như Đức, Trung Quốc, Ba Lan, Việt Nam vẫn đang ở phía sau khá nhiều.

Theo ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), năng lực quản trị của các doanh nghiệp ngành gỗ còn thấp, đặc biệt là hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ trong hệ thống quản trị còn rất non trẻ.

Ông Lập mong các doanh nghiệp trong ngành sẽ đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao năng lực quản trị và hỗ trợ tổ chức sản xuất, tạo ra giá trị gia tăng cao. Trong thời gian tới, các hiệp hội ngành gỗ sẽ tổ chức diện rộng cho các doanh nghiệp để đưa nội dung chuyển đổi số phát triển, nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên nền tảng công nghệ 4.0 và nâng cao nền tảng quản trị doanh nghiệp.

Ông Lập mong các doanh nghiệp trong ngành sẽ đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao năng lực quản trị và hỗ trợ tổ chức sản xuất, tạo ra giá trị gia tăng cao. Trong thời gian tới, các hiệp hội ngành gỗ sẽ tổ chức diện rộng cho các doanh nghiệp để đưa nội dung chuyển đổi số phát triển, nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên nền tảng công nghệ 4.0 và nâng cao nền tảng quản trị doanh nghiệp.

Ảnh: TL.
Đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao năng lực quản trị và hỗ trợ tổ chức sản xuất, tạo ra giá trị gia tăng cao. Ảnh: TL.

Với mục tiêu đào tạo chuyên môn, giúp nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý để tạo ra các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin chất lượng, tạo đột phá trong doanh nghiệp ngành gỗ, chế biến gỗ, sáng kiến thu hút được sự quan tâm rất lớn của nhiều lãnh đạo công nghệ các doanh nghiệp trong ngành cùng các chuyên gia công nghệ, chuyển đổi số, các doanh nghiệp cung cấp giải pháp số và các cơ quan liên quan.

Trong khuôn khổ Tuần lễ Kết nối giao thương quốc tế Đồ nội thất Việt Nam 2022 (VFMW), Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) cùng Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (Hawa) tổ chức Lễ công bố Sáng kiến “Phát triển mạng lưới CIO cho ngành gỗ, chế biến gỗ”.

Lễ công bố Sáng kiến cũng đánh dấu sự hợp tác giữa Ban IV - Hawa - Cộng đồng CIO Việt Nam và Quỹ Châu Á tại Việt Nam (TAF) cho các hoạt động hỗ trợ trong năm 2022, tiếp nối kết quả nghiên cứu đạt được từ “Báo cáo Đánh giá mức độ sẵn sàng về chuyển đổi số ngành chế biến gỗ” trong khuôn khổ Chương trình Nâng cao năng lực Chuyển đổi số ngành Gỗ do TAF tài trợ trong năm 2021. Thông qua giai đoạn triển khai này, Dự án mong muốn sẽ tạo lập một cộng đồng lãnh đạo về công nghệ số có khả năng và quyết tâm để dẫn dắt thành công câu chuyện chuyển đổi số của ngành gỗ, chế biến gỗ.

Có thể bạn quan tâm:

Doanh nghiệp gỗ không thiếu đơn hàng nhưng nhiều nỗi lo


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày