Kinh Doanh

Hàng loạt các mặt hàng năng lượng tăng mạnh do đâu?

Lê Trang Thứ Hai | 06/11/2017 18:03

PVN

Nhu cầu ở châu Á là động cơ thúc đẩy giá các loại nhiên liệu tăng mạnh gần đây, nhất là Trung Quốc tăng cường nhập khẩu khí gas hóa lỏng.
PVN

Giá dầu có thể lên 80USD/thùng?

OPEC đã không còn điều khiển được giá dầu?


Chuyên gia phân tích cấp cao đến từ công ty Sumitomo Corp Global Research, ông Mikiko Tate cho hay "Nhu cầu khí gas tự nhiên tăng mạnh do Trung Quốc đang đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi từ than sang khí gas tự nhiên". Theo hãng nghiên cứu đến từ Anh Wood Mackenzie, lượng nhập khẩu khí gas hóa lỏng của quốc gia này trong tháng 8 tăng mạnh tới 39%.

Trong khi đó, giá than nhiệt giao ngay - sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện, cũng tăng trong những tháng gần đây với giá than Australia tham chiếu lên tới khoảng 100 USD/tấn. Giá than tăng mạnh từ khoảng 70 USD hồi tháng lên mức trên 90 USD/tấn trong tháng 8.

Công ty điện lực Tohoku Electric Power cùng với Tập đoàn Glencore của Thụy Sĩ ký hợp đồng mua than trong vòng 1 năm với giá 94,75 USD/tấn, bắt đầu từ tháng 10, cao hơn 10% so với hợp đồng 1 năm trước đó bắt đầu từ tháng 4.

Giá dầu thô cũng đang trong giai đoạn đợt tăng giá mạnh mẽ do thị trường kỳ vọng nhiều vào khả năng OPEC và các nước ngoài tổ chức sẽ kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng qua tháng 3/2018.

Giá dầu thô Dubai tham chiếu giao ngay tại thị trường châu Á đang giữ ở khoảng 58 USD/thùng, tăng gần 30% so với mức thấp nhất kể từ đầu năm tới nay hồi tháng 6.

Đối với hợp đồng dầu tương lai, giá thậm chí còn cao hơn rất nhiều. Cuối tuần trước, tại Sàn giao dịch hàng hoá liên lục địa, giá dầu Brent tăng 1,5 USD lên mức 62,12 USD/thùng. Hợp đồng dầu này tăng gần 2,7% trong tuần trước - tuần tăng thứ 4 liên tiếp.

Hiện tại, nhà đầu tư theo dõi tình hình khai thác dầu thô cũng như trữ lượng dầu thô trên thế giới, nhất là khi số lượng giàn khoan Mỹ tuần trước bất ngờ giảm mạnh.

Hang loat cac mat hang nang luong tang manh do dau?
Nguồn: PVN

Nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu dành cho việc phát điện đã đẩy giá hợp đồng giao ngay tăng cao với giá khí gas hóa lỏng và than nhiệt giao dịch ở mức cao hơn 70% và 30% so với mức thấp nhất kể từ đầu năm tới nay.

Việc giá khí gas hóa lỏng tăng do nhu cầu từ phía Trung Quốc tăng mạnh khi quốc gia này đang cố gắng tách khỏi sự lệ thuộc vào than đá.

Nếu xu hướng này vẫn tiếp diễn, giá các loại nhiên liệu mà Nhật Bản nhập khẩu dưới hợp đồng dài hạn cũng tăng và khả năng cao sẽ đẩy giá điện cao hơn trong năm tới.

Giá khí gas hóa lỏng tự nhiên giao ngay tại thị trường châu Á luôn giữ ổn định kể từ tháng 3, bên trên mức 5 USD/ triệu BTU và hiện tại đang ở ngưỡng 9 USD/triệu BTU, mức cao nhất trong vòng 9 tháng rưỡi do Trung Quốc tăng cường nhập khẩu trước khi mùa đông tới.

Nguồn Nikkei


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày