Phong Cách Sống

Kinh tế ngày càng khá lên, nhưng hàng triệu trẻ em ở Đông Nam Á vẫn bị suy dinh dưỡng do ăn nhiều mì ăn liền

Kim Ngân Thứ Hai | 21/10/2019 10:36

Ảnh: thesundaily.my

Thường xuyên sử dụng các thực phẩm tiện dụng giúp no bụng nhưng thiếu các chất dinh dưỡng như mì ăn liền đã khiến hàng triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng.
Ảnh: thesundaily.my

Theo báo cáo từ Unicef, cơ quan trẻ em của Liên Hợp Quốc, Philippines, Indonesia và Malaysia là 3 quốc gia có nền kinh tế bùng nổ với mức sống ngày càng tăng. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ đi làm, không có thời gian, tiền bạc hoặc nhận thức không đầy đủ, nên đã để con ăn những thực phẩm thiếu dinh dưỡng.

Tại 3 quốc gia này, có tới 40% trẻ em từ 5 tuổi trở xuống bị suy dinh dưỡng, cao hơn mức 33% của toàn cầu.

Trả lời AFP, ông Hasbullah Thabrany, một chuyên gia y tế công cộng ở Indonesia  cho biết, một số phụ huynh cho rằng, chỉ cần cho con ăn no là đủ, mà họ không thực sự nghĩ về việc bổ sung đầy đủ protein, canxi hoặc chất xơ”.

Theo Unicef, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em vừa là hậu quả của sự thiếu thốn trong quá khứ vừa dự báo về sự nghèo đói trong tương lai. Việc thiếu sắt làm giảm khả năng học hỏi của trẻ và làm tăng nguy cơ tử vong của phụ nữ trong hoặc ngay sau khi sinh con.

Theo bà Mueni Mutunga, chuyên gia dinh dưỡng của Unicef ​​Châu Á, các gia đình ở Đông Nam Á đang chuyển đổi từ bữa ăn truyền thống sang những bữa ăn hiện đại tiện lợi, hợp túi tiền và dễ chế biến. Trong đó, mì ăn liền là lực chọn hàng đầu vì sự tiện lợi, giá rẻ và dễ dàng thay thế cho các bữa ăn cân bằng dinh dưỡng.

“Tại Manila, một gói mì chỉ có giá khoảng 0,23USD (5.000 đồng), nhưng ít chất dinh dưỡng và vi chất thiết yếu như sắt, protein, trong khi có hàm lượng chất béo và muối nhiều”, bà Mutunga nói thêm.

40% trẻ em tại
40% trẻ em dưới 5 tuổi tại Philippines, Indonesia và Malaysia đang bị suy dinh dưỡng. Ảnh: missioncambodia

Theo Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới, Indonesia là nước tiêu thụ mì ăn liền lớn thứ hai thế giới, sau Trung Quốc, với 12,5 tỷ gói trong năm 2018. Con số này nhiều hơn lượng mỳ tiêu thụ của Ấn Độ và Nhật Bản cộng lại.

Báo cáo của Unicef cho biết, trong bối cảnh người dân từ nông thôn chuyền về thành phố làm việc, các loại trái cây, rau, trứng, sữa, cá và thịt giàu dinh dưỡng đang dần biến mất trong các bữa ăn.

Mặc dù Philippines, Indonesia và Malaysia đều được coi là quốc gia có thu nhập trung bình theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, song hàng chục triệu người dân tại các nước này đang phải vật lộn để kiếm sống.

Ông J. Jayabalan, một chuyên gia y tế công cộng ở Malaysia, nghèo đói là vấn đề then chốt. Với các các hộ gia đình mà cả cha mẹ đều đi làm thì việc lựa chọn những bữa ăn nhanh rất phổ biến”.

Phần lớn các hộ gia đình có thu nhập thấp ở Malaysia đều ăn mì làm từ khoai lang và các sản phẩm làm từ đậu nành như những bữa ăn chính của họ, ông nói.

Theo các chuyên gia, bánh quy, đồ uống và thức ăn nhanh giàu đường cũng gây ra vấn đề ở các nước này.

Ông Thabrany, chuyên gia về sức khỏe cộng đồng của Indonesia,nhận định: "Để đẩy lùi sự phụ thuộc vào mì ăn liền trong cuộc sống hàng ngày và sức khỏe của người dân ở Đông Nam Á có thể cần sự can thiệp của chính phủ".

►Báo động nạn đói trên toàn cầu

FAO nhận định 1/8 dân số thế giới bị đói

Nguồn New Straits Times


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày