Góc nhìn chuyên gia

Lãi suất tăng, không chắc chắn là chứng khoán sẽ giảm

Ông Vũ Duy Khánh, Chứng khoán Smart Invest (AAS) Chủ Nhật | 25/09/2022 14:19

Ông Vũ Duy Khánh, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Smart Invest (AAS). Ảnh chụp màn hình.

FED tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát khiến nhà đầu tư lo ngại về diễn biến của thị trường chứng khoán.
Ông Vũ Duy Khánh, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Smart Invest (AAS). Ảnh chụp màn hình.

Chúng ta quay ngược lại giai đoạn 2020-2021, khi mà các Ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới bắt đầu hạ lãi suất thì chứng khoán bắt đầu đi lên và Việt Nam cũng thế. Nhưng hiện tại, nhiều nhà đầu tư đặt câu hỏi liệu rằng tăng lãi suất như vậy thì thị trường chứng khoán sẽ ra sao?

Ảnh chụp màn hình từ chương trình Khớp lệnh.
Từ biểu đồ về mức lãi suất của FED và chỉ số chứng khoán Dow Jones từ năm 1981 đến nay. Biểu đồ này cho thấy có những giai đoạn lãi suất tăng nhưng chứng khoán cũng vẫn tăng, không hề bị giảm. 
Ảnh chụp màn hình từ chương trình Khớp lệnh. 

Theo chia sẻ của ông Vũ Duy Khánh, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Smart Invest (AAS), trên lý thuyết, khi lãi suất tăng thì chi phí đầu vào cũng tăng, từ đó giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đó là về mặt con số kiểu thuần túy. Còn trên thực tế, nhà đầu tư ở thị trường chứng khoán còn quan tâm đến khả năng phòng chống của một chính sách nào đó. Tức là khi một chính sách được đưa ra thì niềm tin đối với chính sách ấy có đạt hiệu quả hay không. Niềm tin đó dẫn đến những phản ứng của nhà đầu tư với thị trường, từ đó thì nó sinh ra các hoạt động đầu tư khác nhau. Như đồ thị trên đã minh chứng cho việc không phải lúc nào tăng lãi suất thì thị trường chứng khoán cũng giảm và ngược lại.  

Thậm chí là với mức lãi suất như thế nào thì nền kinh tế chịu đựng được thì cũng rất là khó đoán. Chúng ta thấy là trước đây con số 5,41% thì dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nhưng cũng có giai đoạn phải đến 10,5% và cũng có những giai đoạn là 7%.

Thực ra, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và câu chuyện thế nào là suy thoái thì gần các chuyên gia trên thế giới hiện nay cũng chỉ là suy đoán và xác suất xảy ra cuộc suy thoái đang tăng lên, nhưng không đồng nghĩa với việc chúng ta đã ở trong một cuộc suy thoái. Bởi lẽ, khi câu chuyện suy thoái xảy ra thì các chính sách đã phải đảo chiều. Hiện tại ở Mỹ, chúng ta vẫn thấy tỉ lệ thất nghiệp ở mức thấp, tiết kiệm của người dân vẫn duy trì ổn, tức là mọi thứ vẫn đang trong trạng thái bình thường. 

Trong thông điệp mới nhất thì FED chỉ kỳ vọng giảm tăng trưởng và thất nghiệp có thể tăng lên một chút ở mức hơn 4%, chỉ cao hơn tỉ lệ thất nghiệp tự nghiên một chút, không phải mức quá cao. 

Ảnh chụp màn hình từ chương trình Khớp lệnh.
Ảnh chụp màn hình từ chương trình Khớp lệnh.

Nhìn vào đồ thị giữa CPI và Federal Funds rate, thì trong quá khứ chỉ có khả năng tăng lãi suất trên mức lạm phát thì mới có khả năng chống được lạm phát. Đây cũng là vấn đề khiến nhiều nhà đầu tư đang tranh cãi, họ cho rằng FED tăng lãi suất chưa đủ để chống lạm phát, thậm chí yếu tố này khiến thị trường Mỹ phản ứng với rất nhiều tranh cãi. 

Phải nói thêm rằng, trong vài năm gần đây thì FED dùng biểu đồ Core PCE Price Index để điều hành chính sách lãi suất. Đây là chỉ số tiêu dùng cá nhân, loại trừ năng lượng của thực phẩm đây là công thức mới gần đây FED họ áp dụng và họ điều hành chính sách tiền tệ gần như là theo công thức này. Nếu mà sử dụng công thức này thì rõ ràng là PCE nó đang ở mức 4,3 và theo kế hoạch thì FED họ tăng lên khoảng đâu đấy là 4,6 trong thời gian năm sau thì hoàn toàn họ có thể đảm bảo được việc là lãi suất cao hơn lạm phát và họ có thể thành công trong chính sách. Đây cũng là một góc nhìn khác một chút.

Ảnh chụp màn hình từ chương trình Khớp lệnh.
Ảnh chụp màn hình từ chương trình Khớp lệnh.

Nếu nhìn về thị trường thế giới, thì có thể thấy chính sách tiền tệ của FED đã thay đổi rất nhiều trong 10 năm trở lại đây. Nếu như trước năm 2015, các đề xuất của FED khi làm chính sách thì không quan tâm đến diễn biến của kinh tế thế giới thì sau năm 2015, họ có chú trọng đến điều này. Tức là cách nhìn về thị trường của FED đã khác đi. Ngay cả khi họ xây dựng chỉ số PCE thì cũng đã là một cách mà họ đang tiếp cận khác đi. “Còn câu chuyện hiện tại là có thành công hay không thì tôi nghĩ là chúng ta phải chờ thời gian trả lời chứ còn hơi sớm để kết luận”, ông Khánh nói. 

Bài viết được thuật lại từ chia sẻ của ông Vũ Duy Khánh, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Smart Invest (AAS) trong chương trình Khớp lệnh. 

Có thể bạn quan tâm 

Cổ phiếu của doanh nghiệp có Hoa hậu Ngọc Hân trong ban điều hành giờ ra sao?


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày