Thế giới

Ấn Độ "cứng rắn" trả đũa Trung Quốc trong lĩnh vực đầu tư công

Thuận Phát Thứ Sáu | 31/07/2020 10:35

Nguồn ảnh: AFP.

Ấn Độ ngăn các công ty Trung Quốc tiếp cận thị trường đầu tư công.
Nguồn ảnh: AFP.

Ấn Độ tiếp tục thắt chặt các hạn chế đối với các công ty Trung Quốc

Theo chia sẻ từ Nikkei Asian Review, Ấn Độ tiếp tục thắt chặt các hạn chế đối với các công ty Trung Quốc muốn cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho chính phủ.

Trong một tuyên bố hôm 23.7, Bộ Tài chính Ấn Độ cho biết: “Chính phủ Ấn Độ sửa đổi Quy tắc tài chính chung 2017 để cho phép áp dụng hạn chế đối với các nhà thầu từ các quốc gia có chung biên giới đất liền với Ấn Độ với lý do bảo vệ Ấn Độ, hay các vấn đề liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp bao gồm cả an ninh quốc gia”.

Quy định mua sắm yêu cầu doanh nghiệp ở các quốc gia có chung đường biên giới với Ấn Độ phải đăng ký với cơ quan hữu quan và nhận được sự cho phép của Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ trước khi đấu thầu hợp đồng. Điều này áp dụng cho một loạt doanh nghiệp khu vực công, bao gồm chính phủ tiểu bang, các doanh nghiệp, ngân hàng nhà nước và quan hệ đối tác công - tư.

Tuy nhiên, quy định này miễn trừ cho những quốc gia mà Ấn Độ cung cấp các khoản tín dụng hoặc hỗ trợ phát triển. Do đó, thực chất quy định hạn chế này chỉ tác động đối với nhà thầu Trung Quốc và Pakistan, trong đó chỉ có Trung Quốc là thực sự. Quy định hạn chế này áp dụng cả trong việc mua sắm vật tư y tế để ngăn chặn đại dịch COVID-19 cho đến ngày 31.12.

Chính quyền New Delhi cho rằng, các biện pháp này nhằm “tăng cường quốc phòng và an ninh quốc gia” của Ấn Độ. Tuy nhiên, mục tiêu này rõ ràng là đóng băng hoàn toàn các công ty Trung Quốc khỏi khu vực công của Ấn Độ, một phần của cuộc đàn áp đối với doanh nghiệp Trung Quốc ở Ấn Độ kể từ sau cuộc đụng độ biên giới vào giữa tháng 6.

Bộ Tài chính Ấn Độ cho biết, những quy định mới sẽ áp dụng cho tất cả các đấu thầu mới. Đối với các cuộc đấu thầu được mời trước đó, nếu giai đoạn đầu tiên đánh giá trình độ chưa được hoàn thành, nhà thầu không đăng ký theo đơn đặt hàng mới sẽ được coi là không đủ điều kiện.

Nhập khẩu và đầu tư của Trung Quốc phải đối mặt với sự giám sát mạnh mẽ ở Ấn Độ sau khi cuộc tranh chấp biên giới căng thẳng khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Ấn Độ đang nhắm đến việc hạn chế liên kết thương mại với Trung Quốc như là một phần của chính sách nhằm cắt giảm sự phụ thuộc vào nước này.

Việc tăng thuế đối với pin mặt trời cũng đang được Ấn Độ xem xét. Quốc gia này đang nỗ lực bổ sung công suất năng lượng mặt trời để giải quyết tình trạng thiếu điện và làm cho nguồn cung cấp năng lượng xanh hơn. Nước này nhập khẩu khoảng 80% tấm pin mặt trời từ Trung Quốc.

 

"Cứng rắn" trả đũa Trung Quốc trong lĩnh vực đầu tư công

Ấn Độ cũng thắt chặt kiểm tra các lô hàng từ Trung Quốc, khiến sản phẩm như điện thoại di động bị kẹt tại các cảng. Tháng trước, Ấn Độ cấm 59 ứng dụng từ các công ty Trung Quốc, bao gồm TikTok và WeChat, vì lý do an ninh quốc gia.

Ấn Độ cũng hủy bỏ đấu thầu đường sắt và đường bộ được bảo đảm bởi các công ty Trung Quốc. Theo truyền thông địa phương, bang phía Đông Bihar của Ấn Độ đã hủy hợp đồng cho cây cầu trị giá 390 triệu USD qua sông Hằng do sự tham gia của các công ty Trung Quốc. Bang Maharashtra cũng đóng băng 3 khoản đầu tư của Trung Quốc, bao gồm cả kế hoạch mua một nhà máy General Motors do Great Wall Motor của Trung Quốc điều hành.

Thực chất Ấn Độ nhen nhóm mục tiêu nhắm vào Trung Quốc từ lâu và vụ đụng độ biên giới hồi tháng trước chỉ là giọt nước tràn ly, kích thích khởi động những chính sách quyết liệt của chính phủ Ấn Độ. Cụ thể, vào tháng 4, Ấn Độ sửa đổi các quy tắc đầu tư trực tiếp nước ngoài để yêu cầu các công ty có trụ sở ở những nước láng giềng phải nhận được sự cho phép của chính phủ trước khi đầu tư vào các doanh nghiệp Ấn Độ. Giống như các quy tắc mua sắm mới, thay đổi này chủ yếu nhắm vào Trung Quốc.

Người biểu tình kêu gọi tẩy chay hàng hóa do Trung Quốc sản xuất tại Mumbai vào tháng 6 sau cuộc đụng độ biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Nguồn ảnh: AP.
Người biểu tình kêu gọi tẩy chay hàng hóa do Trung Quốc sản xuất tại Mumbai vào tháng 6 sau cuộc đụng độ biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Nguồn ảnh: AP.

Trung Quốc là nhà xuất khẩu hàng đầu sang Ấn Độ. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc chiếm 14% tổng kim ngạch nhập khẩu của Ấn Độ với 65,2 tỉ USD. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào Ấn Độ trong 5 năm tính đến năm 2020 đạt tổng cộng 4,3 tỉ USD, cao hơn gấp đôi so với 5 năm trước đó.

Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang xâm nhập vào thị trường Ấn Độ, trong khi các nhà đầu tư Trung Quốc cũng đổ tiền vào các công ty khởi nghiệp nổi tiếng của Ấn Độ như Paytm.

Có thể bạn quan tâm:

Ấn Độ 'tung đòn' mạnh thu hút hơn 1.000 công ty Mỹ rời khỏi Trung Quốc​

 


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày