Thế giới

Cạnh tranh chiến lược của ông Biden với Trung Quốc khác với cựu Tổng thống Trump

Phùng Mỹ Thứ Sáu | 09/04/2021 08:21

Nhiều người tin rằng cạnh tranh chiến lược sẽ tiếp tục xác định mối quan hệ dưới thời chính quyền Biden. Ảnh: Financial Times.

Cách tiếp cận của người đương nhiệm có thể sẽ ít đối đầu hơn so với người tiền nhiệm.
Nhiều người tin rằng cạnh tranh chiến lược sẽ tiếp tục xác định mối quan hệ dưới thời chính quyền Biden. Ảnh: Financial Times.

Quan hệ Mỹ - Trung trong chính sách của người tiền nhiệm

Cuối năm 2017, quan hệ Mỹ - Trung thay đổi đáng kể khi chính quyền Trump chính thức coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược. Vì nhiều lý do khác nhau, đảng Dân chủ dường như đã chấp nhận nhãn hiệu này.

Theo Financial Review, nhiều người tin rằng cạnh tranh chiến lược sẽ tiếp tục xác định mối quan hệ dưới thời chính quyền Biden. Mặc dù, cách hiểu về cạnh tranh chiến lược của chính quyền Washington đương thời có thể khá khác so với chính quyền Trump.

Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung dưới thời cựu Thổng thống Trump khá quyết liệt. Đầu tiên, đó là một cuộc cạnh tranh nhằm làm “suy yếu” hơn là vượt trội so với người khác.

Tổng thống Joe Biden dường như ủng hộ một cuộc cạnh tranh chiến lược để vượt trội hơn là làm suy yếu đối thủ.  Ảnh: Bloomberg.
Tổng thống Joe Biden dường như ủng hộ một cuộc cạnh tranh chiến lược để vượt trội hơn là làm suy yếu đối thủ. Ảnh: Bloomberg.

Chính quyền Trump đã vứt bỏ chính sách can dự mà các chính quyền trước đây của Mỹ tuân thủ, sau khi bình thường hóa quan hệ Mỹ - Trung năm 1979. Họ dành nhiều tâm sức để “bôi nhọ” Trung Quốc, cáo buộc Bắc Kinh đã phá hủy tự do, dân chủ và thống trị thế giới thông qua việc mở rộng lãnh thổ và cưỡng bức ngoại giao.

Vì mục tiêu này, chính quyền Trump đã gây áp lực buộc các quốc gia khác phải làm việc với Mỹ để kiềm chế Trung Quốc. Điều đó khiến Trung Quốc phải đấu tranh cho sự tồn tại của mình. Vì vậy, Trung Quốc đã đẩy lùi các vấn đề bao gồm nhân quyền, Hồng Kông, Biển Đông và Đài Loan.

Thứ hai, cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung dưới thời Trump nhằm tập hợp sự ủng hộ trong nước và quốc tế để kiềm chế Trung Quốc. Theo đó, Mỹ cho rằng chính quyền Bắc Kinh đã phát tán những lời nói dối và thông tin sai lệch.

Chính quyền Trump gọi COVID-19 là “virus Trung Quốc”, tuyên bố Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc là một cái bẫy nợ. Đồng thời, chính quyền Trump cũng cho rằng, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là kết quả của việc đánh cắp công nghệ của Mỹ và các chính sách kinh tế không công bằng.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đẩy lùi các vấn đề bao gồm nhân quyền, Hồng Kông, Biển Đông và Đài Loan. Ảnh: AP.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đẩy lùi các vấn đề bao gồm nhân quyền, Hồng Kông, Biển Đông và Đài Loan. Ảnh: AP.

Một nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc cáo buộc rằng một phòng thí nghiệm quân sự của Mỹ là nguyên nhân gây ra sự bùng phát COVID-19. Điều này đã làm sâu sắc thêm sự ngờ vực và thù địch giữa 2 cường quốc.

Tuy nhiên, chính quyền Biden lại không tin rằng cuộc đối đầu toàn diện với Trung Quốc là nhằm phục vụ lợi ích của Mỹ.

Cuối cùng, đó là sự cạnh tranh được - mất. Cuộc chiến thương mại do chính quyền Trump khởi xướng khiến nhiều nhà máy phải đóng cửa và nhiều người thất nghiệp ở cả 2 nước.

Người tiêu dùng Mỹ đang trả nhiều tiền hơn cho hàng hóa nhập khẩu. Cuộc chiến công nghệ khiến các công ty công nghệ cao của cả 2 quốc gia gặp nhiều tổn thất. Hai quốc gia rất khó để hợp tác trong bất kỳ vấn đề gì, kể cả việc ứng phó với đại dịch COVID-19.

Mỹ muốn "vượt qua" Trung Quốc

Gần đây, các quan chức cấp cao của Mỹ đã tuyên bố rằng chính quyền Trump đã đúng khi thực hiện một cách tiếp cận cứng rắn đối với Trung Quốc. Họ cho rằng chính quyền Biden sẽ làm việc với các đồng minh của Mỹ để gây áp lực lên Trung Quốc. Khúc dạo đầu cho cuộc hội đàm của các quan chức hàng đầu ở Alaska vào ngày 18.3 dường như cũng phản ánh cách suy nghĩ này.

Tuy nhiên, bất chấp những lời hùng biện cứng rắn, cách hiểu của chính quyền Biden về cuộc cạnh tranh chiến lược có thể hoàn toàn khác với sự hiểu biết của chính quyền Trump.

Chính quyền Biden dường như ủng hộ một cuộc cạnh tranh chiến lược để tạo sự vượt trội hơn là làm suy yếu đối thủ. Ở trong nước, Mỹ hứa hẹn sẽ tập trung vào các vấn đề như khôi phục sự thống nhất, tự do và dân chủ. Họ đầu tư nhiều hơn vào giáo dục, khoa học và đảo ngược xu hướng phân cực kinh tế vốn làm nhiều người Mỹ thất vọng và tức giận.

Ở nước ngoài, chính quyền Biden cố gắng khôi phục quan hệ với các đồng minh của Mỹ và tập hợp sự ủng hộ của quốc tế để giải quyết các thách thức toàn cầu, bao gồm đại dịch COVID-19, phục hồi và tăng trưởng kinh tế cũng như biến đổi khí hậu.

 

Dù chấp nhận một số khía cạnh của quan hệ Mỹ - Trung ngày càng đối nghịch, chính quyền mới của Mỹ cũng cho rằng 2 nước chia sẻ những lợi ích quan trọng trong các khía cạnh khác, mang lại cơ hội hợp tác.

Chính quyền mới dường như lên án việc chính quyền Trump truyền bá những lời nói dối và thông tin sai lệch. Thay vào đó, họ phát triển các chính sách dựa trên nguyên tắc và thực tế.

Các quan chức hàng đầu của chính quyền Biden đang đánh giá lại một số chính sách về Trung Quốc của ông Trump. Điều quan trọng, chính quyền Biden không tin rằng cuộc đối đầu toàn diện với Trung Quốc sẽ phục vụ lợi ích của Mỹ.

Trong chiến dịch tranh cử tổng thống, ông Biden có nguy cơ mất đi sự ủng hộ của dân chúng khi tuyên bố rằng ông coi Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh chiến lược hơn là một kẻ thù.

Có thể bạn quan tâm:

► Tổng thống Joe Biden: Trung Quốc sẽ không thể trở thành siêu cường số 1 thế giới!


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày