Thế giới

Chúng ta có nên cẩn trọng trước bệnh Flurona?

Bảo Hân Thứ Năm | 06/01/2022 14:59

Ảnh: CNN

Flurona là khi một người vừa nhiễm cúm và Corona, bệnh đã được phát hiện tại nhiều nơi trên toàn thế giới và dược dự báo có xu hướng tăng.
Ảnh: CNN

Flurona là khi một người vừa nhiễm cúm (Flu) vừa nhiễm virus Corona. Các ca bệnh đã được phát hiện tại nhiều nơi trên toàn thế giới và dược dự báo có xu hướng gia tăng trước sự đe dọa của biến chủng COVID mới, Omicron. Tuy nhiên, hiện tượng này không phải quá mới mẻ vì các trường hợp “đồng nhiễm” như vậy đã được ghi nhận từ đầu năm 2020. 

Một nhân viên y tế Israel tiêm liều thứ ba của vắc-xin Pfizer-BioNtech COVID-19 tại Dịch vụ Y tế Maccabi ở Jerusalem vào ngày 20 tháng 8 năm 2021 khi Israel khởi động chiến dịch tiêm nhắc lại cho những người trên 40 tuổi, nhằm ngăn chặn tình trạng tăng đột biến. nhiễm trùng do biến thể Delta. (Hình ảnh Ahmad Gharabli / AFP / Getty)
Một nhân viên y tế Israel tiêm liều thứ ba tại Dịch vụ Y tế Maccabi ở Jerusalem. Ảnh: Ahmad Gharabli 

1. Tại sao bây giờ mới được chú ý đến?

Vào thời điểm thế giới đang chuẩn bị cho mọi bước ngoặt mới của đại dịch, sự lây lan đáng kể của Omicron và xã hội dần “nhộn nhịp” trở lại so với 1 năm trước, thì cảm cúm cũng “rục rịch” tái xuất hiện. Vì vậy không có gì quá ngạc nhiên khi mọi người lo sợ mắc hai chủng virus này cùng lúc.

2. Vậy nó có thật sự đáng quan ngại hay không?

“Không cần quá lo” - Ông David Edwards, một nhà khoa học khí dung và giáo sư kỹ thuật sinh học tại Đại học Harvard, cho biết. Ông cũng nói thêm nếu đã nhiễm COVID thì tốt hơn hết là không nên để bị cúm, vì đồng nhiễm sẽ làm quá tải hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nhưng khả năng đồng nhiễm lại không cao. Ông so sánh việc đồng nhiễm với xác suất bị cướp bởi hai người khác nhau trong cùng một ngày và nhấn mạnh rằng mọi người không nên nghĩ quá lên, Flurona sẽ không “soán ngôi” Omicron.

3. Ảnh hưởng của việc nhiễm hai bệnh cùng một lúc?

Trong một phân tích tổng hợp các nghiên cứu khác nhau vào tháng 5 năm ngoái, các nhà nghiên cứu từ Đại học Wisconsin đã phát hiện ra rằng 19% những người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID đồng thời có kết quả dương tính với một mầm bệnh khác (đồng nhiễm) - có thể là virus, vi khuẩn hoặc nấm. Họ cũng phát hiện ra rằng 24% bệnh nhân bị bội nhiễm. Đối với cả hai trường hợp đều có khả năng diễn biến nặng hơn hoặc thậm chí là dẫn đến tử vong. Nghiên cứu nhấn mạnh sự cấp thiết của việc kiểm tra các bệnh ngoài Covid để mọi người có thể được điều trị đúng cách.

4. Bệnh cúm có hoành hành trở lại?

Ở nhiều quốc gia, mùa cúm năm ngoái là mùa ít nguy hại nhất trong hơn một thập kỷ trở lại đây. Ví dụ, ở Mỹ, số ca nhập viện do cúm thấp nhất kể từ năm 2005, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh. Cho đến nay, các bệnh đường hô hấp với các triệu chứng giống cúm đang được theo dõi sát sao hơn nhiều so với những năm trước đại dịch. Ông Edwards cho biết đây là hệ quả của việc ít chú ý đến vấn đề vệ sinh, ít giãn cách xã hội cũng như hệ thống miễn dịch của mọi người lại “xa lạ” với cúm sau đợt ít tiếp xúc vào năm ngoái. 

5. Flurona được ghi nhận ở đâu?

Trường hợp đầu tiên được ghi nhận vừa mắc cúm lẫn COVID là một phụ nữ mang thai chưa được tiêm vaccine phòng COVID tại Israel. Theo báo cáo, cô ấy chỉ có những triệu chứng nhẹ và đã được xuất viện. Biến chủng Omicron đã làm tăng số ca nhiễm COVID mới ở Israel, quốc gia này cũng đang chứng kiến ​​sự gia tăng của bệnh cúm vào mùa đông, trong khi năm ngoái thì hầu như không nhiều ca nhiễm cúm. Các trường hợp nhiễm kép cũng đã được ghi nhận tại Tây Ban Nha, Mỹ và theo sau đó là 3 bang ở Brazil.

Có thể bạn quan tâm:

FDA cấp phép cho viên uống Paxlovid điều trị Covid của Pfizer.

Nguồn Bloomberg


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày