Thế giới

Liều thuốc chữa lành vết thương kinh tế năm 2021

Mai Nam Thứ Bảy | 06/02/2021 21:55

Thế giới sẽ ra sao sau COVID-19? Ảnh: ARC.

Năm 2021 sẽ là một năm mà thế giới có thể mong đợi kinh tế thay đổi tích cực nhưng còn nhiều khó khăn phía trước.
Thế giới sẽ ra sao sau COVID-19? Ảnh: ARC.

Chương trình Nghị sự Davos 2021 trong khuôn khổ Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tổ chức hồi tuần trước theo hình thức trực tuyến đã tập trung vào việc khôi phục tăng trưởng kinh tế toàn cầu và tái xây dựng niềm tin trong bối cảnh đại dịch.

Thế giới đang phải đối mặt với một đại dịch thảm khốc nhất trong vòng một thế kỷ qua, kéo theo tình trạng suy thoái kinh tế nặng nề nhất kể từ cuối Chiến tranh Thế giới thứ II.

Trong suốt quý III năm 2020, khi đại dịch phần nào được kiểm soát và xu hướng kinh tế hồi phục trở nên rõ ràng, tâm thế lạc quan chung về triển vọng kinh tế thế giới năm 2021 ngày càng bộc lộ rõ.

Dự báo GDP của OECD (Quý 4.2021 so với Quý 4.2019). Ảnh: OECD.
Dự báo GDP của OECD (Quý 4.2021 so với Quý 4.2019). Ảnh: OECD.

Tuy nhiên, kể từ quý IV năm 2020, đại dịch COVID-19 bùng phát trở lại trên phạm vi toàn cầu, kéo xu hướng phục hồi kinh tế thế giới đi xuống một lần nữa. Hiện, khó có thể nhận định bất kỳ điều gì về những triển vọng cho năm 2021.

Kiểm soát COVID-19: Điều kiện tiên quyết

Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã bắt đầu khôi phục theo hướng bền vững khi GDP nước này tăng 2,3% kết thúc năm 2020. Điều này khiến Trung Quốc trở thành nền kinh tế dẫn đầu duy nhất trên thế giới có tăng trưởng dương. Mặc dù, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên bị tổn hại nặng nề bởi đại dịch COVID-19 khi GDP quý I năm ngoái của quốc gia này giảm 6,8% so với cùng kỳ năm 2019.

Nhân tố cơ bản dẫn đến kết quả này là do Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp phong tỏa và cách ly xã hội nghiêm ngặt, cùng với việc bắt buộc người dân phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Chỉ trong vòng 3-4 tháng, nước này cơ bản đã kiểm soát được đại dịch. Kể từ quý II năm ngoái, các hoạt động kinh tế nhanh chóng được khôi phục.

Cùng với những biện pháp khác, vaccine được xem là “cứu cánh” trong đại dịch. Ảnh: AP.
Cùng với những biện pháp khác, vaccine được xem là “cứu cánh” trong đại dịch. Ảnh: AP.

Tương tự, trên phạm vi toàn cầu, việc khôi phục tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thành công hay không phụ thuộc chủ yếu vào các biện pháp kiểm soát dịch bệnh hiệu quả. Mặc dù, tăng trưởng kinh tế và kiểm soát dịch bệnh cần phải được xử lý cùng lúc, song công tác kiểm soát dịch bệnh đóng vai trò quan trọng hơn.

Theo đó, việc cung cấp đầy đủ và phân phối vaccine một cách công bằng sẽ trở thành ưu tiên hàng đầu. Biện pháp phong tỏa, cách ly xã hội và đeo khẩu trang vẫn cần phải áp dụng.

Việc một số quốc gia trên thế giới vẫn vì "tự do cá nhân" mà không đeo khẩu trang, không giãn cách xã hội sẽ khiến chặng đường trở nên an toàn của thế giới có thể dài hơn. Các quốc gia cần đồng lòng đoàn kết và hợp tác một cách kiên định để có thể chiến thắng đại dịch.

Khôi phục tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Hậu quả trực tiếp của đại dịch và tình trạng suy thoái kinh tế đang làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo, cả ở trong phạm vi quốc gia và giữa các quốc gia trên thế giới. Các chính sách kinh tế vĩ mô cả trong nước và quốc tế đều cần ưu tiên cứu trợ người nghèo và nhóm người dễ bị ảnh hưởng, cũng như hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để duy trì và tạo việc làm mới.

Ngoài ra, nỗ lực khôi phục tăng trưởng kinh tế thế giới cũng phụ thuộc vào sự đổi mới công nghệ và sự đóng góp của các thiết bị công nghệ mới. Tuy nhiên, nếu việc đầu tư để đổi mới công nghệ giúp mang lại lợi ích ngắn hạn, việc này cũng có thể khiến nhiều người thất nghiệp hơn và gia tăng chênh lệch về thu nhập.

Các quốc gia khác nhau với mức độ phát triển khác nhau cũng cần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau, để nền kinh tế thế giới phục hồi theo hướng cân bằng hơn.

Chủ nghĩa đa phương và hợp tác toàn cầu

Tại phiên Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Davos, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng cách thức thoát khỏi những khó khăn hiện tại là “duy trì chủ nghĩa đa phương và xây dựng một cộng đồng vì tương lai chung cho toàn nhân loại”.

Người đứng đầu Trung Quốc kêu gọi từ bỏ các định kiến về tư tưởng và cùng nhau đi theo con đường cùng chung sống hòa bình, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Ảnh: The Conversation.
Người đứng đầu Trung Quốc kêu gọi từ bỏ các định kiến về tư tưởng và cùng nhau đi theo con đường cùng chung sống hòa bình, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Ảnh: The Conversation.

Việc khôi phục tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ khó có thể thành công nếu tất cả các nước không duy trì và ủng hộ hợp tác đa phương.

Ngay cả trước khi đại dịch xảy ra, Mỹ và Trung Quốc vẫn đang giải quyết mối quan hệ rạn nứt. Ảnh: AP.
Ngay cả trước khi đại dịch xảy ra, Mỹ và Trung Quốc vẫn đang giải quyết mối quan hệ rạn nứt. Ảnh: AP.

Năm 2021 sẽ là một năm mà thế giới có thể mong đợi những thay đổi tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khó khăn mà các nước trên thế giới cần giải quyết. Việc chung tay và cùng chiến đấu với đại dịch để đạt được sự phục hồi kinh tế thế giới bền vững và cân bằng là điều quan trọng, mang lại lợi ích cho người dân của tất cả các quốc gia.

Có thể bạn quan tâm:

► Tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ trở lại mức trước đại dịch trong năm nay


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày