Thế giới

Những thế lực "hùng mạnh" sẽ ảnh hưởng đến thế giới vào năm 2025

Phùng Mỹ Thứ Sáu | 18/12/2020 16:07

Nợ chính phủ hiện nay cực kỳ rẻ, với lãi suất danh nghĩa và thực tế đối với nợ chính phủ của các nền kinh tế thu nhập cao ở mức thấp đáng kinh ngạc. Ảnh: Nikkei Asian Review.

Công nghệ, bất bình đẳng, nợ nần, phi toàn cầu hóa và căng thẳng chính trị vẫn mang tính quyết định.
Nợ chính phủ hiện nay cực kỳ rẻ, với lãi suất danh nghĩa và thực tế đối với nợ chính phủ của các nền kinh tế thu nhập cao ở mức thấp đáng kinh ngạc. Ảnh: Nikkei Asian Review.

Theo chuyên gia kinh tế của Financial Times Martin Wolf, COVID-19 đã thúc đẩy thế giới phát triển trong tương lai. Dưới đây là 5 lực lượng "hùng mạnh" hoạt động trước COVID-19, mạnh lên trong đại dịch, sẽ còn ảnh hưởng đến thế giới vào năm 2025 và xa hơn nữa.

Đại dịch COVID-19 là một đòn giáng mạnh vào triển vọng kinh tế toàn cầu vốn đã mong manh. Ảnh: IMF.
Đại dịch COVID-19 là một đòn giáng mạnh vào triển vọng kinh tế toàn cầu vốn đã mong manh. Ảnh: IMF.

Công nghệ: Công nghệ máy tính và truyền thông tiếp tục định hình lại cuộc sống và nền kinh tế. Giờ đây, truyền thông băng thông rộng, cùng với Zoom và phần mềm hội nghị truyền hình tương tự, đã giúp cho một lượng lớn người lao động có thể làm việc tại nhà.

Đến năm 2025, có khả năng một số, có thể là hầu hết, sự chuyển dịch khỏi văn phòng này sẽ đảo ngược. Mọi người sẽ có thể và được phép làm việc xa văn phòng. Chắc chắn, điều này sẽ không chỉ bao gồm người lao động trong nước, mà cả người lao động nước ngoài, thường có mức lương thấp hơn. Kết quả là sự gia tăng gây bất ổn đối với vấn đề "nhập cư ảo".

Bất bình đẳng: Nhiều nhân viên văn phòng được trả lương cao hơn có thể làm việc tại nhà, trong khi hầu hết những người khác thì không. Ở các nước phương Tây, nhiều người trong số những người bị ảnh hưởng tiêu cực nhất cũng là người dân tộc thiểu số. Trong khi đó, nhiều người trong số những người thành công và quyền lực lại làm ăn rất phát đạt.

Khả năng là sự bất bình đẳng trở nên trầm trọng hơn trong đại dịch sẽ không giảm vào năm 2025. Cải thiện sự bất bình đẳng này một cách khiêm tốn là điều mà người ta có thể mong đợi nhất. Điều này cho thấy rằng sự mâu thuẫn giữa những người sống ở thành thị và nông thôn trong quá khứ sẽ tiếp tục định hình chính trị vào năm 2025.

Nợ tăng mạnh do khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ra bởi COVID-19. Ảnh: IMF.
Nợ tăng mạnh do khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ra bởi COVID-19. Ảnh: IMF.

Nợ tổng hợp đã tăng lên ở hầu hết mọi nơi trong 4 thập niên qua. Hơn nữa, bất cứ khi nào các cuộc khủng hoảng làm gián đoạn khả năng vay vốn của khu vực tư nhân, các chính phủ đã có biện pháp xử lý. Điều này xảy ra sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và một lần nữa trong COVID-19.

Đại dịch đã làm gia tăng đáng kể việc vay nợ của khu vực tư nhân và nhà nước. Theo Viện Tài chính Quốc tế, tỉ lệ tổng nợ toàn cầu trên tổng sản lượng thế giới đã tăng từ 321%, vốn đã cao vào cuối năm 2019, lên 362% vào cuối tháng 6.2020. Một bước nhảy lớn và đột ngột như vậy trước đây chưa từng xảy ra trong thời bình.

Phi toàn cầu hóa:  Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thương mại không còn tăng trưởng nhanh hơn sản lượng thế giới như đã từng xảy ra trong những thập kỷ trước. Thay vào đó, thương mại tăng trưởng gần tương đương với sản lượng thế giới. 

Sự chậm lại này là do hết cơ hội, không có tự do hóa thương mại toàn cầu và chủ nghĩa bảo hộ gia tăng. COVID-19 củng cố những xu hướng này. Một kết quả rõ rệt là mong muốn chuyển chuỗi cung ứng về nước hoặc ít nhất là ra khỏi Trung Quốc.

Cuộc khủng hoảng cũng đang củng cố chủ nghĩa khu vực, đặc biệt là ở châu Á. Cụ thể, sự kiện đang chú ý gần đây là thỏa thuận về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, quy tụ 10 thành viên của ASEAN - Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á - với Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc.

Cuối cùng là những căng thẳng chính trị: Một khía cạnh là sự suy giảm uy tín của nền dân chủ tự do, sự gia tăng của chủ nghĩa chuyên chế dân chủ ở nhiều quốc gia và sự gia tăng quyền lực của chế độ chuyên quyền ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, có lẽ điều quan trọng nhất trong những diễn biến địa chính trị là căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng. Điều này đang buộc các nước phải chọn phe, họ buộc phải đứng về phía nào đó. 

Vậy, với tất cả những điều này, thế giới có thể ở đâu vào năm 2025? Nếu may mắn, các nền kinh tế sẽ phục hồi phần lớn sau đại dịch. Nhưng hầu hết sẽ nghèo hơn trước đây nếu không có COVID-19.

Tuy nhiên, có lẽ thách thức lớn nhất đòi hỏi một sự hợp tác toàn cầu sẽ không tồn tại. Duy trì một nền kinh tế thế giới năng động, gìn giữ hòa bình và quản lý cộng đồng toàn cầu luôn là điều khó khăn. Nhưng thời đại mà xung đột quyền lực lớn sẽ khiến điều này khó khăn hơn rất nhiều.

Có thể bạn quan tâm:

Tiêm vaccine COVID-19 cho mọi người sẽ tiêu tốn hàng tỉ USD


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày