Thế giới

Tại sao thị trường Game lại là "sân chơi" mới của các công ty công nghệ lớn?

Bảo Hân Thứ Hai | 24/01/2022 16:11

15 năm trước, có khoảng 200 triệu người chơi trên thế giới và ngày nay có khoảng 2,7 tỉ người. Ảnh: CNBC.

Động thái táo bạo của Microsoft khi bỏ ra 75 tỉ USD mua lại Activision Blizzard đã kích nổ một quả bom trong ngành công nghiệp game.
15 năm trước, có khoảng 200 triệu người chơi trên thế giới và ngày nay có khoảng 2,7 tỉ người. Ảnh: CNBC.

Động thái táo bạo của Microsoft khi bỏ ra 75 tỉ USD mua lại Activision Blizzard đã kích nổ một quả bom trong ngành công nghiệp game. Cùng với quy mô của thỏa thuận được đề xuất giữa hai bên, thật choáng ngợp khi nghĩ đến viễn cảnh một gã khổng lồ công nghệ trị giá hơn 2 nghìn tỉ USD dẫn đầu ngành trò chơi và liệu với động thái này, ngành công nghiệp game có được tái cấu trúc, trở nên bành trướng hơn hay không?

Quy mô khổng lồ của người hâm mộ game vốn đã lấn át các hình thức giải trí khác. 15 năm trước, có khoảng 200 triệu người chơi trên thế giới và ngày nay có khoảng 2,7 tỉ người. Điều này cũng đang giúp các công ty phát huy thế mạnh xây dựng và quản lý các doanh nghiệp trực tuyến khổng lồ nhằm giảm chi phí. Sớm muộn sẽ có những dịch vụ trò chơi được ra mắt với hàng trăm triệu người đăng ký trên toàn thế giới.

Với ông Satya Nadella, giám đốc điều hành của Microsoft, việc mua lại là một bước đệm hướng tới metaverse - thế giới ảo mà một số công ty công nghệ lớn tin rằng sẽ là thế hệ tiếp theo của internet. Trò chơi điện tử được xem là một con đường hướng tới thế giới nhập vai trực tuyến này.

Khi thế giới ảo của các trò chơi ngày càng mở rộng, cho phép người chơi có thể thực hiện những việc từ mua hàng đến xem phim, thì thị trường game chắc chắn sẽ trở thành chiến trường, nơi mà các công ty công nghệ tranh đấu để dành lấy vị trí trung tâm trong cuộc sống kỹ thuật số của hàng tỉ người dùng.

Sự hoài nghi trong ngành

Giá cổ phiếu của các nhà phát hành game đã tăng lên do họ cố tìm kiếm những thương vụ lớn và muốn tăng giá trị của công ty mình như cách mà Activision đã làm. Cổ phiếu Sony lúc bấy giờ đã giảm 13%, không khỏi lo lắng bị bỏ lại trong cuộc đua. Nhưng cú sốc thị trường sớm tan biến. Cổ phiếu của Sony đã phục hồi một số điểm trong vòng 24 giờ và mức tăng của các cổ phiếu trò chơi điện tử khác khá là khiêm tốn so với mức giảm trong thời kỳ đại dịch.

Nhiều người cho rằng thỏa thuận này chỉ đẩy cuộc chiến cạnh tranh máy chơi game  Xbox của Microsoft và PlayStation của Sony lên một tầm cao mới, chứ không phải là điềm báo về biến động trong ngành. Và sẽ không có phát súng khởi đầu nào cho việc định hình ngành công nghiệp rộng lớn hơn.

Ngành công nghiệp game hiện đã lớn hơn nhiều so với thị trường phim ảnh.
Ngành công nghiệp game hiện đã lớn hơn nhiều so với thị trường phim ảnh.

Ngay cả khi chưa thúc đẩy việc tự sản xuất game, một số công ty công nghệ lớn nhất đã có cổ phần đáng kể trong thế giới game. Bao gồm các cửa hàng ứng dụng dành cho thiết bị di động của Apple và Google, đóng vai trò là cửa hàng chính cho phân khúc lớn nhất của thị trường trò chơi. Twitch của Amazon và YouTube của Google thu hút lượng lớn khán giả xem trò chơi điện tử. Và thông qua bộ tai nghe Oculus, Facebook nắm giữ thị phần lớn trên thị trường thực tế ảo non trẻ.

Các cơ quan quản lý và đối thủ

Các công ty công nghệ lớn nhất đang đặt cược vào ngành công nghiệp trò chơi. Ngay cả đối với một công ty lớn như Sony, việc mua lại Activision sẽ mất một khoảng thời gian dài, chiếm hơn một nửa giá trị thị trường chứng khoán 145 tỉ USD của hãng. Ngược lại, giá mua chỉ chiếm 3% giá trị của Microsoft và thấp hơn dòng tiền hoạt động hàng năm của công ty. Hầu hết các nhà đầu tư của Microsoft thậm chí còn không coi thương vụ này là cốt lõi đối với tương lai của công ty.

Nhưng thỏa thuận này dự kiến ​​sẽ phải chịu sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý lên đến 18 tháng. Ngoài ra, những nỗ lực ban đầu của Google và Amazon nhằm thành lập các studio trò chơi riêng đã không thành công, khiến họ thua xa Microsoft, công ty đã xây dựng một doanh nghiệp studio trò chơi lớn trong hai thập kỷ kể từ khi ra mắt máy chơi game Xbox.

Máy chơi game Xbox của Microsoft. Ảnh: Jakub Sisulak | Uplash
Máy chơi game Xbox của Microsoft. Ảnh: Jakub Sisulak | Uplash

Nhưng núi cao thì có núi cao hơn, Microsoft vẫn phải đối mặt với nhiều công ty “máu mặt” khác. Trong đó có Tencent, công ty Trung Quốc dẫn đầu ngành với doanh thu từ trò chơi vào năm 2020 là 30,6 tỉ USD, được nhiều người coi là hình mẫu cho tương lai của game ở các khu vực khác trên thế giới. Và Sony, mặc dù bị lu mờ trong chốc lát trước thương vụ Activision, cũng đã lấn sân sang lĩnh vực chơi game trên thiết bị di động và đang phát triển dịch vụ đăng ký để mở rộng phạm vi tiếp cận của mình sang các thị trường mới.

Thêm nhiều nội dung độc quyền hơn có thể thúc đẩy dịch vụ đăng ký Game Pass mới chớm nở của Microsoft, hiện dịch vụ này đã có 25 triệu khách hàng. Và, theo ông Nadella, thương vụ vừa qua sẽ đưa Microsoft vào vị thế mạnh mẽ hơn trong việc cung cấp game cho người dùng di động ở các quốc gia mới nổi, mở ra những thị trường lớn mới.

Một số tựa game trên Xbox của Microsoft. Ảnh: Microsoft.
Một số tựa game trên Xbox của Microsoft. Ảnh: Microsoft.

Các nhà phân tích tài chính nhận định, với việc mảng kinh doanh thuê bao vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ doanh thu của ngành công nghiệp trò chơi, việc chuyển Call of Duty thành một game độc quyền chỉ có trên Game Pass của Microsoft sẽ không mang lại ý nghĩa kinh tế nào. Theo ước tính của ông David Gibson, nhà phân tích cấp cao tại MST Financial, Microsoft sẽ phải tăng thêm 5 triệu người đăng ký để bù lại doanh số mà hãng sẽ mất nếu rút Call of Duty ra khỏi PlayStation của Sony.

Những điều đáng cân nhắc như thế này khiến nhiều khả năng Microsoft sẽ không có động thái lớn trong thời gian tiếp theo. Nhưng khi công ty tiếp cận một lượng lớn khán giả toàn cầu mới, cấu trúc dài hạn của ngành công nghiệp game có vẻ sẽ còn chao đảo nhiều.

Có thể bạn quan tâm: 

Thương vụ lớn nhất của Microsoft, tại sao lại vung 69 tỉ USD cho một công ty game?

Nguồn Financial Times


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày