Thế giới

Thị trường chứng khoán châu Âu kết thúc năm đầy "sóng gió"

Quỳnh Như Thứ Bảy | 31/12/2022 14:53

Ảnh: CNBC.

Tưởng chừng có thể vực dậy sau đại dịch COVID-19, thị trường châu Âu lại đối mặt với những khó khăn khác như địa chính trị, lạm phát tăng cao,..
Ảnh: CNBC.

Thị trường chứng khoán châu Âu đang có một năm tồi tệ nhất kể từ năm 2018. Chiến tranh chính trị Nga - Ukraine, lạm phát tăng cao, chính sách tiền tệ thắt chặt là những rào cản cản trở tài sản rủi ro trên toàn thế giới. 

Chỉ số Stoxx 600 của châu Âu ghi nhận giảm hơn 12% so với hồi đầu năm trong ngày giao dịch cuối cùng của năm 2022. Trong khi đó, năm 2021 thì bội thu khi chỉ số blue chip của châu Âu tăng 22,25%. 

Ở đầu phiên giao dịch ngày thứ 6, hai chỉ số chứng khoán của Vương quốc Anh là FTSE 100 và CAC 40 lần lượt giảm 0,35% và 0,6%. Chỉ số DAX của Đức giảm 0,5% và Stoxx 600 trượt dốc 0,4%.

Chỉ số châu Âu Stoxx 600 có nhiều biến động qua các năm. Ảnh: CNBC.
Chỉ số châu Âu Stoxx 600 có nhiều biến động qua các năm. Ảnh: CNBC.

Các nền kinh tế thế giới bắt đầu năm 2022 với tâm thế cố gắng vực dậy sau đại dịch COVID-19 trong bối cảnh Trung Quốc phong tỏa đất nước và tình trạng tắc nghẽn nguồn cung kéo dài. Tuy nhiên, năm 2021, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã dự đoán sai về các diễn biến và cho rằng đó chỉ là áp lực lạm phát “tạm thời”. 

Chiến tranh chính trị Nga - Ukraine vào tháng 2 kèm theo những đợt “đáp trả” của Nga đối với các lệnh trừng phạt của phương Tây như cắt nguồn cung khí đốt, năng lượng, xuất khẩu lương thực đã khiến giá năng lượng, lương thực tăng vọt. Điều này đã tạo thêm áp lực và góp phần đẩy lạm phát lên mức cao nhất trong suốt nhiều thập kỷ qua ở một số quốc gia. 

Giá năng lượng tăng cao ảnh hưởng đến các hoạt động của nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng ở các quốc gia phương Tây, cũng từ đây mà cuộc khủng hoảng chi phí hoạt động bùng nổ. Trước tình trạng này, Fed và các Ngân hàng Trung ương khác buộc phải thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ bằng việc tăng lãi suất mạnh mẽ để giảm bớt áp lực lạm phát. 

Tuy nhiên, những nỗ lực này lại đang đè nặng lên các nền kinh tế vốn đã chững lại từ trước đó. Như Vương quốc Anh, theo nhiều dự đoán và phân tích cho thấy, Vương quốc Anh đã rơi vào giai đoạn suy thoái kéo dài nhất chưa từng có. 

Mặc dù cuộc chiến giữa Nga và Ukraine không có dấu hiệu lắng xuống, song tín hiệu đáng mừng là Trung Quốc - nền kinh tế thứ 2 thế giới vừa thông báo sẽ mở cửa trở lại sau 3 năm đóng cửa đất nước vì dịch bệnh COVID-19. Các đầu tư đang kỳ vọng vào một năm 2023 sẽ khởi sắc hơn, tuy nhiên vẫn còn một số lo lắng trước thềm Trung Quốc đổ bộ trở lại. 

Có thể bạn quan tâm: 

Chứng khoán Mỹ ngập trong sắc đỏ những ngày cuối năm

Nguồn CNBC


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày