Thế giới

Tổng thống Biden đình chỉ quan hệ Thương mại Bình Thường vĩnh viễn với Nga

Nguyên Hồ Thứ Sáu | 11/03/2022 16:19

Tổng thống Joe Biden tại Cuộc họp mùa đông của Ủy ban Quốc gia Dân chủ, Washington, D.C. vào ngày 10/03. Ảnh: Bloomberg.

Ông Biden sẽ làm việc với Quốc hội để triển khai luật đình chỉ quan hệ thương mại bình thường giữa Mỹ và Nga.
Tổng thống Joe Biden tại Cuộc họp mùa đông của Ủy ban Quốc gia Dân chủ, Washington, D.C. vào ngày 10/03. Ảnh: Bloomberg.

Tổng thống Biden sẽ thông báo về việc Mỹ gia nhập G7 và Liên minh châu Âu vào ngày 11/03, để kêu gọi chấm dứt mối quan hệ thương mại bình thường với Nga, theo một nguồn tin thân cận giấu tên. Sự thay đổi này sẽ làm tăng thuế đối với nhiều sản phẩm của Nga.

Người này cho biết, mỗi quốc gia sẽ thực hiện việc đình chỉ dựa trên các quy trình quốc gia của riêng mình. Ông Biden sẽ làm việc với Quốc hội để triển khai luật đình chỉ quan hệ thương mại bình thường giữa Mỹ và Nga.

Động thái này sẽ bổ sung vào một loạt các biện pháp trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh đã áp đặt cho Nga vì cuộc tấn công Ukraine.

Các nỗ lực để xem xét hoặc hủy bỏ các quan hệ thương mại bình thường đã và đang gây xôn xao trong Quốc hội. Đầu tuần này, một nhóm các nhà lập pháp lưỡng đảng (là 1 hệ thống đảng phái chứa 2 đảng chính cầm quyền chính phủ) đã đề xuất luật cấm nhập khẩu năng lượng của Nga vào Mỹ và đình chỉ quan hệ thương mại bình thường với Nga. Vào đêm ngày 09/03, Hạ viện đã thông qua một dự luật cấm nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga, đồng thời xem xét tư cách thành viên của Nga trong Tổ chức Thương mại Thế giới, nhưng sẽ không thu hồi quy chế ưu tiên thương mại của Nga.

Các container vận chuyển tại một cảng thương mại ở Vladivostok, Nga, vào tháng 10.
Các container vận chuyển tại một cảng thương mại ở Vladivostok, Nga, vào tháng 10. Ảnh: Reuters.

Theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới, tất cả các thành viên đều trao cho nhau quy chế thương mại “Tối huệ quốc”*, mà Mỹ còn gọi là “quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn”, trong đó hàng hóa có thể lưu thông với mức thuế quan thấp hơn giữa các quốc gia. Nếu Hoa Kỳ đình chỉ tình trạng giao dịch đó - như đã từng làm đối với một số quốc gia trong quá khứ - thuế quan đánh vào các sản phẩm của Nga sẽ trở lại mức áp dụng theo Đạo luật thuế quan Smoot-Hawley năm 1930.

*Tối huệ quốc được hiểu là nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác.

Tuy nhiên, các chuyên gia thương mại cho biết tác động của biện pháp như vậy có thể sẽ rất nhỏ do thương mại giữa các nước bị hạn chế. Nga là nhà cung cấp hàng hóa lớn thứ 20 cho Hoa Kỳ vào năm 2019, chủ yếu là dầu khí, kim loại và hóa chất.

Tuần này, chính quyền Tổng thống Biden đã thông báo rằng họ sẽ cấm nhập khẩu dầu, khí đốt và than đá của Nga.

Có thể bạn quan tâm: 

Tổng thống Biden tuyên bố cấm nhập khẩu năng lượng từ Nga, Mỹ cũng nhận hậu quả

Nguồn The New York Times


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày