Công Nghệ

Vì sao chuyển giao công nghệ bắt buộc là điều sống còn với Mỹ và Trung Quốc

Hà Linh Chủ Nhật | 14/07/2019 09:28

Ảnh: EPA/SCMP.

Chuyển giao công nghệ là một mối quan tâm lớn, bởi vì nó là chìa khóa để tạo ra giá trị thặng dư và lợi thế cạnh tranh.
Ảnh: EPA/SCMP.

Chuyển giao công nghệ vẫn tiếp tục được bàn cãi trong các cuộc thảo luận về tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt liên quan đến những công nghệ bị ép buộc chuyển giao. Một bên thì cho rằng ép buộc chuyển giao công nghệ là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và quyền của chủ sở hữu gốc. Bên còn lại thì vẫn cho rằng việc chuyển giao giữa các công ty là tự nguyện.

Chuyển giao công nghệ là mối quan tâm lớn bởi vì nó là chìa khóa để tạo ra giá trị thặng dư và lợi thế cạnh tranh, thậm chí còn lớn hơn nếu tính đến yếu tố của năng suất.

Các yếu tố của năng suất bao gồm nhân công, đất đai, vốn và công nghệ. Các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây tác động lên các yếu tố từ đất đai, nhân công, vốn và giờ đến công nghệ.

Công nghệ ngày càng khẳng định được vai trò quan trong trong nền kinh tế toàn cầu hóa. Trong khi vai trò của nguồn lao động và vốn giảm dần, công nghệ và các yếu tố khác như nghiên cứu và phát triển, giáo dục chính là những nhân tố định hình mô hình kinh tế và phát triển ngày nay.

Sự thay đổi này cũng đã và đang xảy ra ở Trung Quốc. Trước đây, nước này phụ thuộc rất nhiều vào lợi thế so sánh của mình ở phần dưới của chuỗi cung ứng: dân số lớn, lao động giá rẻ, chi phí đất đai và môi trường thấp.

Tuy nhiên, với sự tiến bộ về công nghiệp và xã hội, các công ty Trung Quốc đã chiếm được phần lớn hơn trong giá trị và của cải tạo ra.

Khi tăng trưởng kinh tế chậm lai và xung đột thương mại leo thang, nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Trung Quốc, vốn phụ thuộc vào các nhân tố truyền thống, khó có có thể duy trì bền vững. Và công nghệ chính là yếu tố quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc duy trì động lực tăng trưởng mạnh trong quá khứ, hay ít nhất là ngăn chặn sự giảm tốc.

Nếu không sở hữu các công nghệ hàng đầu, các mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ không đạt được. Không giống như trong giai đoạn đầu tiên của cải cách và mở cửa từ năm 1978 trở đi, việc đánh đổi công nghệ để lấy thị trường hiện không còn là quy chuẩn, và trong thời đại số hóa, không gì ngoài công nghê mới là yếu tố quyết định cuộc chơi.

Vi sao chuyen giao cong nghe bat buoc la dieu song con voi My va Trung Quoc
Mỹ đã nhiều lần cáo buộc Trung Quốc ép doanh nghiệp Mỹ chuyển giao công nghệ. Ảnh: World Finance Markets

Do đó, giống như các công ty nước ngoài, các công ty Trung Quốc sẽ cần sở hữu các công nghệ hàng đầu, bằng cách tự phát triển hoặc mua chúng từ những công ty khác. Tham gia các liên minh quan hệ đối tác xuyên biên giới hoặc liên doanh là một cách để đạt được điều đó. Trong các cuộc đàm phán kinh doanh, công nghệ rõ ràng là yếu tố quyết định năng suất và là trọng tâm của các cuộc mặc cả.

Liệu việc chuyển giao công nghệ cưỡng bức có thể ngừng lại hay bị giới hạn bởi những hạn chế đơn phương hay đàm phán đa phương vẫn là một dấu hỏi.

Ngoài ra, sự thống trị của công nghệ có thể được nhìn ra từ một góc khác.

Những người không thích sự thay đổi thường than thở rằng lòng trung thành của người tiêu dùng đối với các sản phẩm và nhãn hiệu đã suy giảm so với trước đây – ví dụ như sự sụp đổ của đế chế điện thoại Nokia hay sự phá sản của nhà bán lẻ đồ chơi Toys 'R' Us. Tuy nhiên, khách hàng hiện trung thành với những sản phẩm công nghệ tiên tiến hơn là những cái tên.

Trong bối cảnh này, người tiêu dùng cũng cho thấy sự quan tâm lớn đối với kế hoạch phát hành tiền điện tử của Facebook, đồng thời cũng nhiều người tin tưởng vào kế hoạch này bởi giá trị thương hiệu và năng lực tích hợp công nghệ của Facebook.

►Nhờ đâu Huawei trở thành hãng smartphone lớn thứ 3 thế giới?

►Ai đang chiếm ưu thế trong cuộc chiến tranh lạnh về công nghệ?

►Trung Quốc sẽ trừng phạt các công ty công nghệ nghỉ chơi với Huawei?

Điều này cũng phần nào giải thích tại sao những gã khổng lồ công nghệ đang thống trị thị trường: Mọi người tự tin rằng họ có công nghệ cần thiết để thiết lập xu hướng cho tương lai.

Ngay bây giờ, nền kinh tế toàn cầu được xây dựng dựa trên ưu thế về tài sản vô hình, trong đó công nghệ là trụ cột lớn nhất. Các hoạt động kinh doanh xuyên biên giới thực hiện trao đổi hàng hóa, cả hữu hình và vô hình, trong các khuôn khổ, ví dụ như Tổ chức Thương mại Thế giới.

Hơn nữa, chuyển giao công nghệ ngày càng là điều kiện tiên quyết cho các doanh nghiệp trong kỷ nguyên số. Trong bối cảnh internet vạn vật (IoT), những sự chuyển giao đó chắc chắn sẽ được thực hiện ở tốc độ ánh sáng thông qua dữ liệu, hệ thống đám mây, v.v.

Sự khác biệt giữa trao đổi công nghệ và chuyển giao công nghệ là gì? Nếu công nghệ được trao đổi theo các quy tắc, thì về mặt lý thuyết, quá trình chuyển giao có thể là bị ép buộc.

Thoạt nhìn, tranh chấp thương mại dường như là về các con số, quy tắc và kỷ luật. Tuy nhiên, vấn đề thực sự bên dưới là cạnh tranh để dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ. Với vai trò không thể thiếu của công nghệ, những căng thẳng này có thể sẽ tiếp tục.

Nguồn SCMP


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày