Doanh Nhân

Hãy quên mục tiêu đi!

Chủ Nhật | 26/11/2017 21:48

2.000 năm trước, sách Hindu đã dạy "những ai chỉ hứng thú với thành quả của hành động thì sẽ khổ"...

Chúng ta đều biết để thành công hoặc hoàn thành công việc thì ta phải có mục tiêu cụ thể. Để đạt mục tiêu, bạn phải hình dung, lập kế hoạch các bước, định thời hạn và có sự khích lệ. Phải làm việc chăm chỉ, ngay cả khi bạn không thích. Và không bao giờ lệch đường.

Nhưng ngày càng có nhiều các nhà nghiên cứu, người dạy nghề và nhà tư tưởng nói rằng quan điểm đó không những không đúng mà còn ngăn cản chúng ta thành công.

"Chúng ta quá gắn bó tình cảm với một mục tiêu là chúng ta đã tự chuẩn bị cho sự thất bại và thất vọng," cố vấn kinh doanh, tác giả và diễn giả Stephen Shapiro cho biết. "Chía khóa của thành công là, nếu bạn có một nơi nào đó bạn thích tới đó trong 5 năm tới thì đừng quá gắn bó với nó tới mức để nó dẫn dắt mọi điều bạn làm”.

Hay quen muc tieu di!
 

Đúng là nhiều thập kỷ nghiên cứu cho thấy mục tiêu có thể làm bạn tích cực hơn, tập trung hơn và thực hiện tốt hơn. Nhưng nó cũng có thể diệt sự sáng tạo, làm bạn dễ gian lận, và ít có khả năng phát triển.

"Bản thân mục tiêu thì không phải là xấu," Lisa Ordonez, Hiệu phó Trường Đại học Arizona Eller College nói. "Vấn đề là ta xử lý mục tiêu như thế nào."

Nghiên cứu cho thấy hạnh phúc là từ những điều giản dị như bày tỏ lòng biết ơn hơn là mua một căn nhà lớn hơn, hoặc đặt ưu tiên cho gia đình hơn là sự nghiệp, nhưng tham vọng của ta thường tập trung vào sự nghiệp. Tồi tệ hơn, chúng ta có thể hy sinh các mối quan hệ cá nhân để đạt điều đó, mặc dù kiểu lựa chọn này làm đa số người hối tiếc.

Đuổi theo kết quả

Thêm nữa, khi bạn đạt được một mục tiêu, ngay lập tức bạn chuyển sang mục tiêu khác. Với các mục tiêu ngắn hạn thì cũng vậy. "Khi bạn đến đó, thì cái gì sẽ tiếp theo?" Chỉ với sự tập trung đó vào kết quả đủ tạo tâm trí loanh quanh xoay vòng. Sách Hindu cơ bản, Bhagavad Gita, đã truyền bá những nhược điểm của chuyển động không ngừng này từ 2.200 năm trước. "Những ai chỉ hứng thú với thành quả của hành động thì sẽ khổ, vì họ không ngừng lo lắng về kết quả của những gì họ làm”, cuốn sách viết.

Trong khi đó, một số người thành công nhất trên thế giới biết rằng ta không cần phải tập trung vào một kết quả để đạt được nó. Chẳng hạn, Oprah Winfrey, người phụ nữ giàu có thứ ba của Mỹ. Để có được một khoản trị giá 3,1 tỷ đô la, bạn sẽ tưởng tượng rằng tiền phải là một mục tiêu chính. Bí mật của bà? "Lý do để tôi có thể thành công về tài chính như vậy là sự tập trung của tôi chưa từng một phút nào dành cho tiền," bà nói.

Trên thực tế, tập trung vào kết quả có thể khiến bạn ít có khả năng đạt được nó hơn.

Mục tiêu mà càng khó khăn thì nó càng làm ta mệt trí, chúng càng làm ta không nghĩ gì đến hậu quả. Trong một nghiên cứu, bà thấy rằng những người tham gia, nếu được giao một mục tiêu khó khăn để giải quyết ngay từ đầu trong số một loạt các nhiệm vụ thì những người đó hành động thiếu đạo đức hơn so với những người bắt đầu từ những mục tiêu dễ dàng hơn.

Mất hết sáng tạo

Một số mục tiêu, nếu gắn với phần thưởng, cũng có thể cản trở sự sáng tạo và cách giải quyết khó khăn.

Trong cuốn sách 'Drive', Daniel Pink đã nêu những thí nghiệm với khỉ năm 1940 của Harry Harlow. Khi cho các con khỉ các trò đố thì chúng cố gắng giải quyết một cách vui vẻ. Nhưng khi cho phần thưởng thì chúng mắc nhiều sai sót hơn và giải quyết được ít trò đố hơn.

Hay quen muc tieu di!
 

Một điều tương tự đã xảy ra với các nghệ sĩ. Trong một nghiên cứu của Giáo sư Teresa Amabile của Harvard Business School, ban giám khảo đã bình chọn những tác phẩm tốt nhất của các nghệ sĩ và, do không hiểu rõ bối cảnh, đã xếp hạng các tác phẩm của các nghệ sĩ không được đặt hàng là sáng tạo hơn nhiều so với các tác phẩm được đặt hàng.

"Phần thưởng có thể tác động kỳ quặc về hành vi: nó có thể biến đổi một nhiệm vụ thú vị thành một việc lao dịch. Nó có thể biến trò chơi thành công việc," Pink viết. "Và bằng cách giảm bớt động lực nội tại, nó có thể làm cho việc thực hiện, sự sáng tạo, và thậm chí hành vi trung thực bị xô đổ như quân cờ domino".

Một hướng đi

Tất nhiên, bản chất của con người là có mục tiêu. Ngay cả việc muốn đánh giá lại mối quan hệ của bạn với mục tiêu cũng là một mục tiêu. Vậy sẽ phải làm gì? Để bắt đầu, hãy linh hoạt hơn và dễ dàng hơn với bản thân về các nhiệm vụ và thời hạn nếu ta để lỡ.

Nhưng chúng ta cũng có thể muốn thay đổi toàn bộ quan điểm.

"Hãy sử dụng các mục tiêu như một la bàn, chứ không phải một máy định vị GPS," Ordonez nói. "Nếu bạn cho phép các mục tiêu chỉ dẫn bạn theo đường hướng chung như một la bàn, thì khi sự việc thay đổi, bạn có thể điều chỉnh lại dễ dàng hơn nhiều vì bạn biết mục tiêu. Hoặc nếu gió đổi chiều, và giờ đây đã có một nơi khác mà bạn muốn tới, thì bạn không phải nhớ nhung gì những thứ đó”.

"Nói cách khác, hãy đặt ưu tiên cho hành trình (quá trình), không phải chỉ là nơi đến (kết quả)."

Vậy thay vì tập trung vào nơi bạn muốn đến ở trong 5 năm tới, hãy đặt ra một mục tiêu dựa trên trải nghiệm mà bạn muốn có trên đường đi.

Nếu bạn thực sự muốn tìm thấy thành công thì bạn cũng phải làm cái gì đó khác nữa. "Tất nhiên là phải toàn tâm cho công việc. Nhưng hãy bỏ qua kết quả. Không phân tâm trước thành công hay thất bại", Stephen Cope viết trong cuốn sách 'The Great Work of Your Life'.

Nguồn BBC Capital


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày